Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phụ nữ cho con bú có tiêm được vaccine Covid-19?

(MangYTe) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế không gây ra nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.

Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine phòng covid-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú ngay sau khi tiêm.theo hướng dẫn của who, nếu đã mắc covid-19 thì phụ nữ cho con bú vẫn cần tiêm vaccine sau 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, do miễn dịch tạo ra sau khi nhiễm covid-19 là miễn dịch không bền vững.để phòng covid-19, dù người mẹ đang cho con bú có bị nhiễm hoặc không bị nhiễm bệnh, thì cần chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi cho con bú bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch. nếu không có xà phòng và nước sạch, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%. ngoài ra, cần thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt mà người mẹ đã chạm vào. thay khẩu trang y tế ngay khi khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. không tái sử dụng khẩu trang y tế và không chạm vào mặt trước khẩu trang.trong trường hợp người mẹ đang mắc bệnh và không đủ điều kiện cho trẻ bú có thể vắt sữa cho trẻ bú nhưng cần đảm bảo khử trùng trước và sau khi vắt sữa.phụ nữ cho con bú là đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng covid-19 và nên tiêm ngay khi tiếp cận được nguồn vaccine, không nên chần chừ bỏ lỡ mất cơ hội tiêm vaccine phòng bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/phu-nu-cho-con-bu-co-tiem-duoc-vaccine-covid-19-434738.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 phụ nữ cho con bú vaccine

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Tắc tia sữa là triệu chứng thường gặp đối với một số sản phụ sau khi sinh. Nó làm cho người mẹ bứt rứt khó chịu, đôi khi gây sốt và sưng đau hai bầu vú, làm ảnh hưởng tới nhu cầu bú mẹ của trẻ.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY