Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết cần được theo dõi sát

Đó là khuyến cáo của PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đối với các sản phụ có thai không may bị mắc sốt xuất huyết (SXH).

Cũng theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết vẫn xảy ra rải rác, tuy nhiên theo chu kỳ khoảng vài năm sẽ có một vụ dịch lớn. Chúng ta chứng kiến dịch sốt xuất huyết xảy ra ở TP Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận năm 2017 với hàng trăm nghìn người mắc. Năm ngoái 2018, số lượng bệnh nhân SXH giảm nhiều so với năm 2017. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 đến nay, số bệnh nhân SXH có chiều hướng gia tăng so với năm 2018.

Theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị nội trú trong tháng 8/2019 tăng cao, với 66 bệnh nhân nặng, hàng chục trường hợp đến khám mỗi ngày và nhiều trường hợp phải điều trị ngoại trú, theo dõi tại nhà.

Lý giải về nguyên nhân gia tăng bệnh nhân SXH, PGS.TS Đỗ Duy Cường cho hay, mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết năm nay gặp nhiều bệnh nhân phải nhập viện trên cơ địa đặc biệt và nhiều bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu cảnh báo như sốc, tiểu cầu quá thấp… tuy nhiên đến nay chưa có ca nào Tu vong. Trong số các bệnh nhân nhập viện, có 1/4 số ca mắc sốt xuất huyết là phụ nữ có thai.

BS Nguyễn Quang Huy đang thăm khám cho bệnh nhân SXH điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai

Thai phụ Vũ Thị L. (25 tuổi, hiện đang cư trú tại Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội) mang thai lần đầu, tuần thứ 27 cho biết, đêm 6/9, thấy cơ thể có triệu chứng sốt, lo ngại ảnh hưởng thai nhi nên em nhập viện ngay trong đêm. BS Nguyễn Quang Huy - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân L. cho hay, bệnh nhân vào viện với triệu chứng sốt và mệt mỏi, được chẩn đoán SXH, đã cho bù đủ nước, điện giải, theo dõi sát chỉ số trong máu và tình trạng thai.

Nằm ở phòng kế bên, bệnh nhân Kim D. (23 tuổi, đang cư trú tại Thanh Trì, Hà Nội) cũng mắc sốt xuất huyết ở tuần thứ 13 của thai kỳ cho biết, vì đã có một đứa con đầu nên bản thân cũng biết cách phòng tránh bệnh cho mình. “Em thấy sốt và có biểu hiện nhức mỏi cơ thể, em nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và nhập viện luôn. Hai hôm nhập nay em đã hạ sốt, mong là không ảnh hưởng đến thai nhi”.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, biểu hiện SXH trên phụ nữ có thai rất khó lường, do vậy TS Cường khuyên khi có thai mắc SXH cần nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận... hàng ngày và theo dõi tình trạng của thai để xem có biểu hiện như: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (nếu như ở trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia chia sẻ phụ nữ đang mang thai cần cố gắng tránh mắc bệnh SXH, bằng cách nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXH.

Bệnh viện Bạch Mai
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phu-nu-mang-thai-mac-sot-xuat-huyet-can-duoc-theo-doi-sat-n405284.html)

Tin cùng nội dung

  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY