Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phú Thọ nỗ lực nâng cao các hoạt động Dân số và Phát triển

MangYTe - Cùng với cả nước, công tác DS-KHHGĐ tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có chuyển biến tích cực. Nhận thức và hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói riêng đã được tiếp cận gần hơn và có chất lượng đến đông đảo người dân, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Tuyên tuyền tại hộ gia đình ở Phú Thọ về chính sách dân số và các biện pháp Tr*nh th*i. Ảnh: H.Q

Cần được đảm bảo các nguồn lực đầu tư cần thiết

Cùng với các kết quả nêu trên, các hoạt động mô hình, Đề án Nâng cao chất lượng dân số tại Phú Thọ đã được triển khai đồng bộ, bước đầu đã có những chuyển biến và lan tỏa trong cộng đồng.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, công tác dân số của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và vấn đề mới nảy sinh. Quy mô dân số lớn (đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố), mật độ dân số cao 397,3 người/km2 (cả nước: 290 người/km2), tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức cao. Tổng tỉ suất sinh đang ở mức 2,55 con cao hơn nhiều so với cả nước, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh tiếp tục tăng trong nhiều năm tới sẽ trực tiếp tác động tới mức sinh, tạo áp lực lên mục tiêu giảm sinh của tỉnh. Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng, tâm lý muốn có nhiều con, ưa thích con trai, định kiến giới vẫn còn sâu sắc, chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi các điều kiện kinh tế, xã hội chưa được chuẩn bị tốt để kịp thích ứng; phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, hệ thống bảo trợ, an sinh xã hội chưa đáp ứng. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa phát triển…

Do vậy, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đặt ra là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi công tác dân số của Phú Thọ thời gian tới cần được các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, đảm bảo các nguồn lực cần thiết nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ của Chiến lược. Trong đó, tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở các cấp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới.

Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động Dân số và Phát triển

Ông Nguyễn Việt Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Phú Thọ cho biết: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân số đến năm 2030 của Chính phủ, ngành Dân số tỉnh sẽ sớm tham mưu lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung mục tiêu của Chiến lược Dân số đề ra.

Trước mắt, tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Dân số đến năm 2030 tại địa phương, cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 22/12/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động công tác dân số, đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược và các chính sách Dân số và Phát triển của tỉnh.

Để nâng cao các hoạt động Dân số và Phát triển tại Phú Thọ, ông Nguyễn Việt Phương cho biết, ngành Dân số Phú Thọ sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động Dân số và Phát triển thông qua việc đổi mới và đa dạng công tác truyền thông, vận động về dân số theo định hướng Dân số và Phát triển.

Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái, phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, vận động thanh niên tự nguyện khám sức khỏe trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống.

Thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng, nhân rộng mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

Tiếp tục phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng...

Hồng Quân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/phu-tho-no-luc-nang-cao-cac-hoat-dong-dan-so-va-phat-trien-20200629154659424.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY