Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Protein GPR56 - công cụ đo lường hiệu quả điều trị bệnh trầm cảm

Theo các nhà khoa học Canada, nồng độ GPR56 trong máu của các bệnh nhân trầm cảm khi dùng Thu*c có thể là thước đo hiệu quả điều trị và là công cụ phát triển các phương pháp mới điều trị bệnh tâm thần nghiêm trọng này.

Theo Medical Express, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ có 40% bệnh nhân đáp ứng với Thu*c chống trầm cảm ngay lập tức.

Các nhà khoa học ở Đại học McGill và Viện sức khỏe tâm thần Đại học Douglas (Canada) đã làm sáng tỏ sự phát triển của bệnh trầm cảm và tìm thấy một chỉ dấu phản ánh hiệu quả của trị liệu. Hóa ra, protein GPR56 rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh trầm cảm và đứng sau tác dụng tích cực của Thu*c chống trầm cảm.

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt tính của các gien trong máu của hơn 400 bệnh nhân được điều trị bằng Thu*c chống trầm cảm. Kết quả cho thấy rõ ràng có sự thay đổi đáng kể về nồng độ GPR56 ở những bệnh nhân phản ứng tích cực với Thu*c chống trầm cảm, chứ không phải ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh nhân dùng giả dược. Khám phá này đặc biệt thú vị, vì protein GPR56 có thể là một chỉ dấu sinh học đơn giản để đo lường đáp ứng với Thu*c chống trầm cảm. Đồng thời, các thí nghiệm với chuột và phân tích mô não người cho thấy protein GPR56 cũng liên quan đến những thay đổi sinh học trong hệ thần kinh trung ương. Theo các nhà khoa học, những thay đổi đáng kể nhất về nồng độ GPR56 được quan sát thấy ở vỏ não trước trán, điều này rất quan trọng để điều chỉnh cảm xúc và quá trình nhận thức.

Nhà nghiên cứu Gustavo Turecki giải thích rằng xác định các chiến lược điều trị mới cho bệnh trầm cảm là một thách thức lớn, và protein GPR56 là một mục tiêu tuyệt vời để phát triển các phương pháp điều trị trầm cảm mới. "Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ mở ra cơ hội để giảm bớt sự đau đớn của những bệnh nhân phải đối mặt với căn bệnh tâm thần nghiêm trọng và mạn tính vốn cũng liên quan nhiều với tệ nạn nghiện ngập và tăng nguy cơ Tu tu”.

Vũ Trung Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/tien-bo-y-hoc-c-204/protein-gpr56-cong-cu-do-luong-hieu-qua-dieu-tri-benh-tram-cam-136156.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY