Kinh tế xã hội hôm nay

Quy định ép rượu bị phạt tới 3 triệu hiệu lực từ tháng này: Vẫn băn khoăn chuyện tố giác bạn nhậu

MangYTe – Bắt đầu từ ngày 15/11 tới đây, Nghị định 117/2020 (thay thế Nghị định 176/2013) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định cụ thể về xử phạt hành vi uống rượu, bia sẽ chính thức có hiệu lực.

Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa xiv, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đối với công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như: xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mãi rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

Bà Trần Thị Trang (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế) cho biết trên VOV: "Để tránh tình trạng sau khi Nghị định được ban hành, việc triển khai được chú trọng nhưng chỉ được một thời gian sau đó lại bị trầm lắng, sao nhãng... thì cần phải có sự kiểm tra, giám sát liên tục và thường xuyên, đồng bộ thì mới đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống một cách hiệu quả của quy định".

Quy định ép rượu bị phạt tới 3 triệu hiệu lực từ tháng này: Vẫn băn khoăn chuyện tố giác bạn nhậu - Ảnh 1.

Từ 15/11, hành vi ép người khác uống rượu bia bị phạt tới 3 triệu đồng.

Dù rất đồng tình ủng hộ việc xử phạt người ép uống rượu, bia, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi của nghị định này. chia sẻ trên vov, anh nguyễn tuấn minh (quận hoàng mai, hà nội) chia sẻ, anh rất đồng tình và ủng hộ quy định xử phạt trong nghị định này. việc ép người khác uống rượu, bia khá phổ biến trong các cuộc nhậu, "dân nhậu" có hàng chục lý do để ép "đối phương" phải chấp nhận uống ly rượu của mình. khi đã ngà ngà say thì họ thường "bất chấp", càng say càng uống. điều này rất nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc có hại cho sức khỏe của người uống.

"hy vọng với quy định mới này, mọi người dân sẽ nghiêm túc thực hiện để giảm thiểu những tác hại của bia, rượu. rất mong cơ quan chức năng có chế tài mạnh, biện pháp phát hiện rõ ràng để nghị định thực sự phát huy hiệu quả", anh minh nói.

Còn anh Trần Quang Sáng, một người dân ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy) bày tỏ, thi thoảng đi nhậu cùng bạn bè, thì thấy, việc ép nhau uống say rất phản cảm. Có nhiều người bị ép uống, dẫn đến say và ói mửa tại bàn nhậu, vừa mất vệ sinh, vừa không văn minh. Chưa kể, sau đó người uống lại còn lái xe về nhà, T*i n*n rình rập là điều không tránh khỏi.

Anh Sáng mong rằng, Nghị định sớm có sức lan tỏa trong toàn xã hội, từ đó sẽ góp phần tạo nên sự văn minh trong "văn hóa nhậu" của người Việt.

Nhiều ý kiến khác thì cho rằng cần định lượng cụ thể để quy định này có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Chia sẻ trên thanh niên, thạc sĩ lưu đức quang (giảng viên đại học kinh tế - luật, đại học quốc gia tp.hcm) cho biết, nguyên tắc xử phạt hành chính là phải chứng minh lỗi và thu thập chứng cứ. điều 114 nghị định 117/2020 quy định cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính. vì vậy, chứng cứ có thể được thu thập từ tin nhắn, cuộc gọi, camera, hình ảnh, clip hoặc người chứng kiến. đồng thời, nguồn xử phạt vi phạm hành chính là từ tin báo tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị xử phạt của cơ quan nhà nước; cơ quan có chức năng tuần tra kiểm soát trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm; người vi phạm tự thú…

Ông quang nhìn nhận việc "tố giác" bạn nhậu cùng bàn là một việc hầu như rất khó xảy ra, trừ khi người tố có ý đồ trước để chuẩn bị các phương tiện ghi âm, ghi hình các hành động, lời nói lôi kéo, ép buộc uống rượu bia để có thể làm căn cứ cho cơ quan chức năng xử phạt sau này. còn các nguồn tin báo còn lại "là chuyện hi hữu" nên cũng có những ý kiến băn khoăn về tính khả thi khi áp dụng quy định vào thực tế.

Một số hành vi bị xử phạt từ việc sử dụng rượu bia

Điều 30. vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

A) uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Điều 31. vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia

1. Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

A) bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

3. phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 1 - 3 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 điều này.

Trưởng công an/chủ tịch UBND cấp phường, xã, huyện, tỉnh; thanh tra viên, chánh thanh tra cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; quản lý thị trường đều có thẩm quyền xử phạt hành chính, tùy vào mức phạt tiền.

(trích Nghị định 117/2020)

TA (th)

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

    Từ tháng 11: Bị kết tội dâm ô trẻ em khi hôn người dưới 16 tuổi

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/quy-dinh-ep-ruou-bi-phat-toi-3-trieu-hieu-luc-tu-thang-nay-van-ban-khoan-chuyen-to-giac-ban-nhau-20201101090205722.htm)
Từ khóa: xã hội

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY