Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Quy định giờ giấc đem thức ăn cho người cách ly phòng COVID-19

(MangYTe)- Cơ quan chức năng đang làm rõ thực hư những tấm ảnh được cho là chụp phía ngoài ký túc xá ĐHQG TP.HCM.

Tối 22-3, mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung “Lượng người tập trung trước khu cách ly tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM như vầy đây. Xe ô tô đậu xếp hàng dài. Ngoài vật dụng các kiểu, có người còn gửi cả tủ lạnh, quạt điện vào trong cho người thân…”.

Tấm ảnh tiếp tế vật dụng được cho là chụp ngoài ký túc xá ĐHQG TP.HCM. Ảnh: MXH

Có cả tủ lạnh cũng được cho là gửi vào khu cách ly. Ảnh: MXH

Đi kèm những nội dung trên là một số tấm ảnh được cho là chụp bên ngoài ký túc xá ĐHQG TP.HCM.

Trao đổi với PLO, ThS-BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết cơ quan chức năng đang xác minh thực hư những tấm ảnh được cho là chụp ngoài ký túc xá ĐHQG TP.HCM.

Theo bà Mai, những người thực hiện cách ly tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM được Nhà nước hỗ trợ ba bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, do muốn ăn thêm những món yêu thích nên người thực hiện cách ly nhờ người nhà mua thêm.

“Những món ăn này trước khi tới tay người thực hiện cách ly đã được nhân viên y tế kiểm tra kỹ và phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cũng rất hạn chế và có quy định giờ giấc hẳn hoi” - bà Mai nói thêm.

Bà Mai còn cho biết có thể quạt máy trong phòng cách ly hư hoặc không đủ mát nên người thực hiện cách ly nhờ người nhà gửi vào. Điều này có thể được chấp nhận và quạt máy cũng được kiểm tra để đảm bảo không mang nguồn lây nhiễm bệnh COVID-19. “Riêng tủ lạnh không thể cho mang vào” - bà Mai cho biết.

TRẦN NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/quy-dinh-gio-giac-dem-thuc-an-cho-nguoi-cach-ly-phong-covid19-898940.html)

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY