Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quyền Bộ trưởng Y tế khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi trong bệnh viện

(Tổ Quốc) - Đó là nhấn mạnh của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp giao ban giữa Bộ Y tế với các địa phương vào sáng 5/8.

"Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài"

Tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh lại cảnh báo dịch lần này khó khăn hơn nhiều, tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.

Điều này đã đặt ra thách thức lớn là phải khẩn trương, quyết liệt, làm rất mạnh và phải cương quyết tất cả biện pháp phòng dịch, giúp hạn chế những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội.

Riêng về đáp ứng phòng chống dịch, trong tiền lệ của Bộ Y tế chưa bao giờ lại cử những cán bộ, giáo sư, chuyên gia đầu ngành vào quyết giữ cho được Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, làm sao để khống chế triệt để được vụ dịch lần này như thế.

Việc khống chế triệt để không chỉ Quảng Nam, Đà Nẵng mà với tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Đó là lý do Bộ Y tế liên tục nhắc nhở, chỉ đạo, ra nhiều công điện, vì phải quyết tâm, cố gắng hơn nữa.

"Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong phòng chống dịch là "mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài". Với ngành Y tế, phải coi "mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, mỗi cán bộ y tế là chiến sĩ trên tuyến đầu" - ông Long nhấn mạnh.

Chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho tình huống dịch lan rộng

Cũng tại cuộc họp này, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các đại phương cần thường xuyên trao đối với Bộ Y tế nếu có vướng mắc trong quá trình triển khai phòng, chống dịch.

Theo đó, cần chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho tình huống dịch lan rộng. Ngay bây giờ, với các địa phương khi chưa có dịch cũng phải chuẩn bị tình huống này.

"Phải phân định rõ, về phòng chống dịch, cơ sở nào điều trị bệnh nhân dương tính, cơ sở nào sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân trong địa phương mình. Đồng thời phải lên kịch bản rất chi tiết, đầy đủ cho vấn đề nhân lực" - ông Long yêu cầu.

Cùng đó, các cơ sở y tế, địa phương phải đảm bảo trang thiết bị, nhất là phòng hộ nhân viên y tế. Riêng về máy thở, Quyền Bộ trưởng khẳng định "không nên lo lắng", nhưng về trang thiết bị phòng hộ, khẩu trang, xét nghiệm...thì phải tự đảm bảo đầy đủ được.

Nếu dịch đánh vào điểm "cốt tử" thì số Tu vong sẽ lớn

Về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân hạn chế đến cơ sở y tế, hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ mà có thể chuyển về y tế cơ sở.

Nhấn mạnh việc phải thực hiện phân luồng phân tuyến trong cơ sở khám chữa bệnh, ông Long cho hay: "Đừng để chỉ một bệnh nhân mà phải phong tỏa cả bệnh viện. Phải phân luồng phân tuyến thì lúc đó, chỉ có khu vực đó mới áp dụng triệt để biện pháp phòng lây nhiễm".

Ngoài ra, phải bảo vệ những điểm yếu nhất trong cơ sở y tế là khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Thận nhân tạo, các khoa can thiệp hay các trường hợp ung thư giai đoạn cuối.

"Phải coi đây là điểm phải bảo vệ cốt tử, vì nếu dịch đánh đúng vào đó, số Tu vong sẽ lớn. Tại những khoa này, có nhiều bệnh nhân đã phụ thuộc máy móc, sự sống rất mong manh. Nếu thêm COVID-19 thì họ không thể qua khỏi như 8 trường hợp ở Đà Nẵng".

Quyền Bộ trưởng cũng lưu ý các Sở Y tế, cơ sở y tế yêu cầu người đến khám cơ sở y tế và nhân viên y tế phải cài đặt phần mềm Bluezone giúp cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và phục vụ công tác truy vết, giám sát.

Thế Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/quyen-bo-truong-y-te-khuyen-cao-nguoi-dan-han-che-tham-nuoi-trong-benh-vien-20200805153657734.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin tại buổi họp báo diễn ra ngày 18/3, Bộ Y tế cho biết y tế cơ sở (YTCS) đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do đây là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất
  • Chiều 20/3 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã buổi tổng duyệt công tác y tế phục vụ Hội nghị Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) sẽ được khai mạc vào ngày 28/3 tại Hà Nội
  • Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém
  • Bản tin về vụ hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đăng tải trên một tờ báo mạng có khá nhiều phản hồi của độc giả. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ, ý kiến cho rằng đó là lỗi của ngành y mà không có lấy 1 từ phê phán hành vi côn đồ của kẻ hành hung nhận được nhiều sự tán thưởng nhất...
  • Ở nước ta, bia rượu đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, biến những người cha, người chồng thành những kẻ bạo hành, thậm chí cưỡng hiếp ngay cả con ruột của mình...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú.
  • Với bệnh nhân bị suy thận, bên cạnh việc chạy thận hằng tuần, cách chọn thực phẩm để ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY