Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ráo riết chuẩn bị kiểm soát lây nhiễm dịch do virus Corona

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới (nCoV), các bệnh viện đã khẩn trương tổ chức tập huấn hướng dẫn cách phòng, cách ly và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh cho toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện.

Chương trình tập huấn nhằm cung cấp cho các nhân viên y tế những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh, kiến thức về chẩn đoán, điều trị, phòng chống và kiểm soát bệnh, đường lây và các biện pháp phòng ngừa dịch nhằm phát hiện sớm từ ca bệnh đầu tiên, cách ly và điều trị kịp thời, hướng dẫn giám sát, thu thập mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm nCoV.

10.000 cán bộ y tế được tập huấn trực tuyến

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ ngày 4 - 6/2/2020, Bệnh viện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho 2.000 cán bộ, viên chức và người lao động... Song song với đào tạo tại chỗ, trong sáng 6/2, các chuyên gia đầu ngành nhi khoa về Kiểm soát nhiễm khuẩn, Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Chẩn đoán hình ảnh và Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, Quản lý chất lượng đã tập huấn trực tuyến cho trên 10.000 cán bộ y tế, học viên tại gần 300 điểm cầu gồm các bệnh viện trong hệ thống chỉ đạo tuyến Nhi khoa và các đơn vị liên quan.

Tất cả các nhân viên y tế tại các điểm cầu được hướng dẫn thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn như: quy trình đeo, bỏ, phân loại khẩu trang đúng cách; rửa tay sát khuẩn theo đúng quy trình dùng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng; quy trình mang và tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân trước và sau khi vào buồng cách ly bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp...

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh viện đã có các biện pháp sẵn sàng ứng phó tiếp nhận, thu dung, điều trị và quản lý người nghi ngờ mắc nCoV. Ban Giám đốc Bệnh viện đã yêu cầu tất cả các khoa, phòng sẵn sàng tổ chức phân loại người bệnh ngay tại bàn hướng dẫn, quầy tiếp đón người bệnh đến đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện. Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Nhi khoa bảo đảm nguyên tắc cách ly triệt để người nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV theo 3 khu vực lưu: khu vực người bệnh nghi ngờ; khu người bệnh đã được chẩn đoán xác định và khu người bệnh trước khi xuất viện.

“Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng khả năng thu dung người bệnh, huy động nguồn lực bệnh viện để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh nCoV bùng phát lan rộng. Các phương án bao gồm trường hợp người bệnh bị nhiễm nCoV cần chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung). Người bệnh bị nhiễm nCoV và nặng cần điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Người bệnh bị nhiễm nCoV và có bệnh nền cần điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận người bệnh nhiễm nCoV khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hết giường…

Hiện Bệnh viện Nhi Trung ương đã tăng cường công tác truyền thông trong bệnh viện cho người bệnh, người nhà người bệnh về các biện pháp phòng hộ cá nhân (sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên,..) và cho các bộ y tế về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hộ cá nhân.

Những “chiến sỹ” trong phòng chống dịch

Tại Bệnh viện Bạch Mai, lớp tập huấn cho toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện về cách phòng, cách ly và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã được tổ chức trong 5 ngày từ 4 - 7/2.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch nCoV cho biết, để chủ động ứng phó với dịch nCoV, Ban Giám đốc Bệnh viện đã nhanh chóng thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống nCoV.

“Bệnh viện Bạch Mai tập trung làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh vì cộng đồng. Mỗi bác sĩ, y tá của Bệnh viện Bạch Mai không chỉ thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người dân mà còn sẵn sàng là “chiến sỹ” trong việc phòng chống dịch nCoV”, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch nCoV Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Các nội dung về thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn được dựng thành các video clip với hình ảnh trực quan sinh động, dễ thực hiện được đăng tải trên website của bệnh viện và các bảng quảng cáo điện tử trong thang máy để tất cả mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, công tác tập huấn cho tất cả cán bộ nhân viên y tế về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng chống và kiểm soát bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona cũng được đặc biệt quan tâm. Tất cả các nhân viên y tế đều được tập huấn, cung cấp kiến thức về chẩn đoán, điều trị, phòng chống và kiểm soát bệnh, đường lây và các biện pháp phòng dịch bệnh Corona; những biện pháp phòng ngừa dịch nhằm phát hiện sớm từ ca bệnh đầu tiên, cách ly và điều trị kịp thời, hướng dẫn giám sát, thu thập mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm Corona.

Đội ngũ cán bộ y tế bệnh viện còn được hướng dẫn và thực hành kỹ thuật sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và các khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh cho cộng đồng và thông tin, khai báo kịp thời bệnh viêm phổi với các cơ quan chức năng để khám và xử trí kịp thời.

Đo thân nhiệt trước khi vào khám chữa bệnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện công tác đo thân nhiệt trước khi vào khám chữa bệnh, phân luồng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để kịp thời có những phương án thích hợp khi có người nghi ngờ mắc nCoV.

Bệnh viện quán triệt phân loại nhanh chóng các trường hợp có biểu hiện như: sốt, ho hắt hơi, khó thở vào 2 phòng khám truyền nhiễm gồm: Phòng khám truyền nhiễm số 3 khám các bệnh truyền nhiễm thông thường cho tất cả các đối tượng bệnh nhân. Phòng khám truyền nhiễm khám các bệnh nhân mắc bệnh lây đường hô hấp (có dấu hiệu sốt kèm theo viêm đường hô hấp như ho, đau rát họng, chảy nước mũi, khó thở...).

Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng ứng biến tốt nhất các tình huống thu dung, cấp cứu và điều trị; thực hiện diễn tập 4 tình huống:Bệnh nhân có yếu tố tiền sử - dịch tễ nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV, có suy hô hấp, có chỉ định thở oxy, nhưng chưa có chỉ định thở máy. Bệnh nhân có yếu tố tiền sử - dịch tễ nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV, có suy hô hấp, có chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy. Bệnh nhân có yếu tố tiền sử - dịch tễ nghi ngờ nhiễm nCoV, có suy hô hấp, được tuyến trước chuyển đến bằng xe cứu thương trong tình trạng đang thở oxy hoặc thở máy, có nhân viên y tế đi kèm. Bệnh nhân có suy hô hấp nhưng không có yếu tố tiền sử - dịch tễ.

Các bác sĩ Phòng khám truyền nhiễm sẽ nhanh chóng tiếp cận bệnh nhân ngay tại xe cứu thương, nhận định tình trạng bệnh nhân, khai thác nhanh yếu tố tiền sử - dịch tễ, nếu nghi ngờ có nhiễm nCoV, có suy hô hấp, cho chỉ định chuyển bệnh nhân vào Phòng khám truyền nhiễm và thực hiện các bước kiểm tra, chăm sóc.

Trong quá trình thực hiện bác sĩ, điều dưỡng phòng khám đeo khẩu trang N95, mặc áo giấy bảo hộ, đeo kính, mang găng tay và các phương tiện bảo hộ khác…

Bích Thủy (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/rao-riet-chuan-bi-kiem-soat-lay-nhiem-dich-do-virus-corona-20200206135653032.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ăn nhiều rau, quả việt quất, ca cao, ngủ đủ giấc, bỏ Thu*c lá... sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh cao huyết áp.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY