Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng do Covid-19-Người bệnh cần làm gì?

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ Tu vong cao gấp 10 lần nếu mắc Covid-19, vậy người bệnh cần làm gì để phòng bệnh?

Thống kê cho thấy Covid-19 sẽ làm tăng tỷ lệ Tu vong ở người bệnh tim mạch gấp 10 lần so với người không có tiền sử tim mạch. Con số này làm cho những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim trở nên lo lắng. Vậy người bệnh cần phải làm gì để tránh nhiễm virus và duy trì nhịp tim ổn định. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Nhiễm Covid-19 làm tăng nặng tình trạng rối loạn nhịp tim ở người bệnh tim mạch

Theo báo cáo trên tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ, qua nghiên cứu hồ sơ của 138 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm Covid-19 cho biết gần 17% người bị rối loạn nhịp tim và hơn 7% bị tổn thương tim cấp tính, bao gồm: ngừng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính và viêm cơ tim.

Đặc biệt có khoảng 70% bệnh nhân tim mạch bị tổn thương cơ tim do virus corona đã Tu vong. Điều đó cho thấy tác động của Covid-19 lên người bệnh tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm như thế nào.

Theo các chuyên gia Y tế, những biến chứng trên xảy ra có thể do virus corona ức chế hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim. Sự xuất hiện của virus “lạ” trong cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây viêm phổi mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch, rối loạn nhịp tim

Người bệnh rối loạn nhịp tim “càng cần thận trọng” với Covid-19

Không phải vì những người bị rối loạn nhịp tim hay đang mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ mắc SARS-CoV-2cao hơn những người khác, mà họ là những người dễ bị tổn thương nhất. Khi cùng lúc phải gồng mình do nhịp tim bất ổn, nay lại thêm stress vì lo nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các thông tin về số người bị bệnh và Tu vong trên toàn cầu tăng lên nhanh chóng khiến cho cả thế giới hoảng sợ, người bệnh rối loạn nhịp tim càng thêm bất an. Hậu quả là tim đập nhanh hơn, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi tăng theo.

Đó là chưa kể đến rối loạn nhịp làm giảm khả năng bơm máu của tim, cơ thể bao gồm cả các cơ quan thuộc hệ thống miễn dịch không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất. Mà chúng liên tục bị kích hoạt bởi tác động của nỗi lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Tất cả những tác động tiêu cực này đều gây bất lợi cho người bệnh có tiền sử tim mạch, rối loạn nhịp tim, không kể là nhiễm Covid-19 hay chưa. Đây là lý do vì sao ở thời điểm hiện tại bạn cần nâng cao sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.

10 điều người bệnh rối loạn nhịp tim cần biết để phòng chống Covid-19

Việc phòng lây nhiễm Covid-19 không chỉ là bạn hạn chế tối đa đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người ngoài hay đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thường xuyên mà còn phải ổn định nhịp tim bằng mọi cách và duy trì chúng trong khoảng an toàn (60 - 100 nhịp/phút), cũng như điều trị tốt các bệnh mắc kèm. Đó là yếu tố tiên quyết để bạn vượt qua đại dịch. 10 điều cần biết dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu điều trị:

10 lưu ý giúp người bệnh rối loạn nhịp tim vượt qua đại dịch Covid-19

Thứ nhất, sử dụng và dự phòng đầy đủ Thu*c theo đơn

Dùng Thu*c theo đơn của bác sĩ là cách tốt nhất để bảo vệ trái tim bạn và chống lại các biến chứng của dịch Covid-19 nếu lỡ mắc bệnh. Kể cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, bạn cũng không nên tự ý giảm liều hay bỏ Thu*c vì điều đó có thể làm nhịp tim tăng trở lại.

Do dịch bệnh có thể còn kéo dài nên việc dự trữ lượng Thu*c đủ dùng trong 1 vài tháng là cần thiết. Bạn hãy kiểm tra lại tất cả các Thu*c theo đơn của mình, liên hệ với bác sỹ để được kê đơn Thu*c dùng đủ trong 2-3 tháng. Nếu đơn Thu*c của bạn có các Thu*c ngoại nhập như: Betaloc, Concor, Cordarone, Plavix, Simvastatin… nên xin thêm 1 - 2 tên Thu*c khác với hoạt chất tương tự có thể thay thế cho Thu*c đang dùng trong trường hợp bạn không mua được.

Thứ 2, dùng TPCN Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim

Một giải pháp hỗ trợ làm tăng hiệu quả ổn định nhịp tim được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyên dùng là Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương. Với lợi thế ổn định nhịp, giảm hồi hộp, khó thở, đau tức ngực thông qua việc làm thư giãn mạch máu nên giúp người bệnh rối loạn nhịp tim dễ dàng đối phó hơn trong các tình huống căng thẳng.

Thứ 3, giữ huyết áp và mỡ máu trong giới hạn mục tiêu

Duy trì huyết áp trong giới hạn mục tiêu sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn. Trong trường hợp bạn đang dùng Thu*c giảm mỡ máu nhóm Statin - hãy tiếp tục dùng và chỉ ngừng khi có sự đồng ý của bác sỹ. Nhiều báo cáo cho thấy, việc sử dụng nhóm Thu*c này ở người bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu có thể giảm rủi ro tim mạch.

Thứ 4, uống Thu*c hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ

Bất kể là bạn sốt do virus SARS-CoV-2 hay sốt do các các nguyên nhân khác đều cần uống Thu*c hạ sốt (tốt nhất là Paracetamol) để hạ thân nhiệt. Vì khi sốt cao hay nhiễm khuẩn đều có thể gây rối loạn nhịp ở những người có sẵn bệnh tim mạch, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thứ 5, lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường của Covid-19

Không phải ai nhiễm Covid-19 cũng sốt, ho, khó thở bởi phụ thuộc vào sức chống đỡ cũng như tình trạng bệnh lý của người mắc. Đặc biệt ở các triệu chứng nhiễm bệnh ở người bệnh rối loạn nhịp tim, tim mạch đôi khi bị che lấp bởi các bệnh lý nền. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm virus theo cảnh báo ở dưới đây:

Triệu chứng của người mắc Covid-19 thay đổi theo thời gian nhiễm và bệnh mắc kèm


Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào trong số này, dù nhẹ đến đâu, bạn cần liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các bước tiếp theo, không nên tự ý đi khám bệnh tại các phòng khám, bệnh viện để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Thứ 6, đeo khẩu trang ở trong nhà không được khuyến khích với người bị tim mạch

Khi bạn đi ra ngoài buộc phải đeo khẩu trang để ngăn giọt bắn, nhưng khi ở trong nhà việc đeo khẩu trang có thể làm bạn khó thở. Trừ khi bạn bị bệnh hay trong nhà có người bị cách ly tại nhà, bạn mới cần thiết phải đeo khẩu trang

Thứ 7, nên ưu tiên khám bệnh tại nhà khi có vấn đề về sức khỏe

Trong thời điểm này, bạn hãy xin số điện thoại của bác sỹ điều trị trực tiếp để tiện trao đổi và được hướng dẫn cách xử trí khi cơ thể không được khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới các bệnh viện có dịch vụ khám bệnh tại nhà như Bệnh viện Medlatec, trung tâm bác sỹ gia đình, bệnh viện Xanh pon… để được khám bệnh tại nhà.

Thứ 8, tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe

Bạn nên duy trì thói quen thường xuyên tập thể dục tại nhà bằng cách đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, tập yoga… để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là một trong những giải pháp kết hợp điều trị hiệu quả, đơn giản, linh hoạt và dễ áp dụng.

Thứ 9, giảm lo lắng, căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái

Có thể nói rối loạn nhịp tim là chứng bệnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc và môi trường. Chính vì vậy giữ tâm lý thư giãn, thoải mái là một trong những yếu tố giúp ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim xảy ra. Bạn có thể làm điều này bằng cách hít sâu thở chậm, nghe nhạc, ngồi thiền và không nên đọc quá nhiều tin rác về dịch Covid-19. Thay vào đó bạn nên nghe nhạc, xem hài, chương trình giải trí…

Cuối cùng, chỉ cập nhật các thông tin về dịch Covid-19 từ Bộ Y tế

Khi đọc những thông tin không chính xác về dịch bệnh sẽ khiến bạn trở nên lo lắng, sợ hãi, hoặc phẫn nộ, dẫn tới giảm sức đề kháng, huyết áp và nhịp tim lại tăng lên, điều này không hề tốt cho tình trạng của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên đọc các thông tin về dịch bệnh tại trang web của Bộ y tế.

Bạn hãy yên tâm rằng Chính phủ và ngành Y tế đang làm rất tốt để chống lại dịch Covid-19, vì vậy hãy giữ sức khỏe thật tốt, thường xuyên ở nhà để cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Lê Giang

Link tham khảo https://www.thecardiologyadvisor.com/home/topics/practice-management/covid-19-clinical-guidance-for-the-cardiovascular-care-team-by-acc/

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/news/coronavirus-and-your-health

http://www.onlinejacc.org/content/early/2020/03/18/j.jacc.2020.03.031

https://www.everydayhealth.com/heart-disease/what-people-with-heart-disease-need-to-know-about-covid-19/

https://www.sciencedaily.com/releases/2020/03/200327113743.htm

https://jamanetwork.com/journals/jamacardiology/fullarticle/2763845 

https://www.medscape.com/viewarticle/927505

https://tuoitre.vn/dich-covid-19-nhieu-dieu-kho-hieu-ve-nguy-co-tu-vong-o-nguoi-benh-20200302143907576.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/roi-loan-nhip-tim-nghiem-trong-do-covid-19-nguoi-benh-can-lam-gi-3400028/)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY