Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rửa tay để phòng dịch covid-19: Khi nào rửa ướt, khi nào dùng khô?

Covid-19 khiến các loại nước/gel rửa tay được cộng đồng “săn lùng” ráo riết. Nhưng để vượt qua mùa dịch an toàn, bạn đã biết khi nào dùng được dung dịch rửa tay khô, khi nào phải dùng xà phòng với nước để sạch khuẩn tối ưu?

Gel khô tiện dụng, nhưng không thể thay thế xà phòng

Hiện số đông vẫn cho rằng chỉ cần rửa tay thường xuyên sẽ phòng tránh được sự lây lan của virus Corona (Covid-19), sử dụng xà phòng hay dung dịch rửa tay khô đều được. Tuy nhiên, cần hiểu đúng rằng dung dịch rửa tay khô chỉ nên là phương án dự phòng ở những nơi không có nước sạch, và như vậy không thể dùng để thay thế hoàn toàn việc rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy.

Đây cũng là khuyến cáo của hầu hết các tổ chức/đơn vị/chuyên gia về y tế, sức khoẻ trên toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)*.

Rửa tay phòng dịch – Khi nào rửa ướt, khi nào dùng khô?

Nhiều nghiên cứu cho thấy các dung dịch rửa tay khô chuyên dụng hoạt động tốt trong môi trường lâm sàng như bệnh viện, nơi tay tiếp xúc với vi trùng nhưng không bị dính đất cát hay dầu mỡ.

Tuy nhiên, bàn tay có thể trở nên rất nhờn hoặc dính bẩn trong hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như chế biến thực phẩm, chơi thể thao, trồng cây làm vườn hoặc cắm trại, câu cá... Tay dây bẩn nhiều, gel khô sẽ không hoạt động tốt. Rửa tay bằng xà phòng và nước đặc biệt được khuyến khích trong những trường hợp này. Xà phòng sẽ gột sạch dầu mỡ và bụi bẩn, rửa trôi, mang đi phần lớn vi khuẩn.

Thậm chí trong cả các thời điểm bàn tay nhìn không lấm bẩn bằng mắt thường như dùng laptop, chạm tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bấm nút thang máy nơi công cộng… thì xà phòng và nước sạch vẫn cần được ưu tiên.

Cần bắt buộc rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy sau khi chạm vào vật nuôi, trẻ con chơi đồ chơi, đi vệ sinh, hắt hơi, nấu nướng, ăn uống, xử lý dọn dẹp rác thải hay tháo kính mắt, trước và sau khi rời khỏi những nơi đông người như công sở, trường học...

So với nước rửa tay khô thì việc dùng xà phòng không chỉ hiệu quả hơn nhiều mà còn là một giải pháp tiết kiệm, dễ dàng duy trì lâu dài. Nếu không có điều kiện rửa tay dưới vòi nước sạch với xà phòng thì mới cân nhắc đến gel/dung dịch rửa tay khô với độ cồn tối thiểu 60% như là một biện pháp thay thế.

Theo khuyến nghị từ WHO, chúng ta có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô trong những trường hợp gấp rút hay thiếu nước sạch và xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay. Tuy nhiên, nên thận trọng khi chọn lựa thương hiệu dung dịch rửa tay khô cũng như tránh lạm dụng để hạn chế các tác hại không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Chúng ta cần duy trì thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên để không chỉ hỗ trợ phòng dịch Covid-19 hiệu quả trong thời điểm hiện tại mà còn giúp giảm 35 - 47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... vốn dĩ luôn tồn tại đe doạ sức khoẻ cộng đồng. Chỉ sử dụng gel khô khi không có nước sạch và xà phòng nhé.

BP (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/rua-tay-de-phong-dich-covid-19-khi-nao-rua-uot-khi-nao-dung-kho-20200314061207342.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ là hai căn bệnh thường gặp và được gọi là “cặp đôi nguy hiểm” khi chúng cùng song hành với nhau.
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
  • Toàn thành phố có gần 60 ca bệnh sốt xuất huyết. Song qua theo dõi mùa dịch hàng năm, vào các tháng 10, 11, 12, số ca bệnh thường tăng nhanh.
  • Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây truyền sẽ không còn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ có kiến thức tốt về vệ sinh tay ít phải nghỉ học vì bị bệnh.
  • Tháng 10 vừa qua em có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kết quả thử máu bị cholesterol nhưng chưa cao. Bác sĩ nói chưa cần uống Thu*c, chỉ cần kiêng bớt chất béo.
  • Vào khoảng tháng 7/2010, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS tại TP. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Kết thúc hội thi, Sở Y tế Đăk Lăk mời các đoàn thi dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Đam San.
  • Chuyển tuyến không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây quá tải bệnh viện ở tuyến trên trong thời gian qua.
  • Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY