Mang hương vị đậm đà, thơm ngon, món ăn dân dã ruốc rươi, ruốc cáy của vùng đất (hà tĩnh) ngày nào, giờ đã trở thành món hàng đặc sản, được nhiều người săn đón mỗi dịp tết đến xuân về.
Dù giá thành không hề rẻ (500 nghìn đồng/chai 500ml), nhưng gần 2 tạ rươi làm ruốc của chị Nguyễn Thị Hương (SN 1980, thôn 8, xã Xuân Hồng) vẫn không đủ để cung cấp cho khách quen đặt hàng dịp Tết Nguyên đán.
Để bán dịp tết, chị Nguyễn Thị Hương chuẩn bị gần 2 tạ rươi làm ruốc nhưng không đủ cung cấp cho khách hàng quen
Chị hương cho biết: “do đã trở thành một mặt hàng đặc sản khá đắt đỏ, nên thường chỉ bán được vào dịp tết. đặc biệt, khi ăn kèm với những món ăn truyền thống ngày tết như bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành… thì hương vị trở nên thơm ngon khó cưỡng. vì vậy mà dịp này, ngoài được mua về ăn thì còn được rất nhiều người sử dụng làm quà biếu, tặng”.
Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, theo chị Nguyễn Thị Hương, rươi làm ruốc ngon nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Đây là thời điểm rươi tươi, béo, đỏ và ngon nhất.
Sau khi rửa sạch, rươi được phơi khô rồi xay nhuyễn, sau đó trộn đều với muối, thính rang, vỏ quýt, hành tăm và các loại gia vị. Theo truyền thống, người dân nơi đây thường muối theo tỷ lệ 6 rươi : 1 muối, tuy nhiên, mỗi gia đình cũng có một bí quyết riêng để rươi tạo được hương vị mình mong muốn.
Trong tuần đầu tiên, mỗi ngày phải đánh đều ruốc lên một lần. người dân sau đó sẽ tranh thủ những lúc trời nắng đẹp để mang ra phơi; đồng thời phải tập trung bảo quản, tránh mưa gió, nước lạnh, các loại ruồi nhặng… càng được nắng thì sẽ có màu càng đẹp, ngon mắt và có mùi thơm đặc trưng.
Sau 1-2 tháng, khi ruốc rươi chín cũng là lúc sẵn sàng xuất bán, phục vụ dịp tết nguyên đán.
Bên cạnh ruốc rươi, ruốc cáy cũng là thứ nước chấm đặc sản của vùng đất này, làm “xiêu lòng” thập phương. cáy được dùng phải là loại tươi, sống. sau khi được bóc bỏ mai, phần còn lại sẽ được xay nhuyễn, lóng lấy nước rồi tiến hành các kỹ thuật như làm ruốc rươi.
Có mức giá rẻ hơn, chỉ từ 100 – 150 nghìn đồng/chai, nhưng để làm ra những chai thơm ngon lại đòi hỏi sự kỳ công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn ruốc rươi.
Chị Ngô Thị Đào (thôn 9, xã Xuân Hồng) cho hay: “Để có hàng phục vụ dịp tết còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời quá lạnh hoặc quá nóng thì không có cáy để làm ruốc. Năm nay, thời tiết ấm nên tôi đã làm hơn 1 tạ cáy nhưng vẫn không đủ cung cấp. Khách phải đặt hàng trước nhiều tháng và hiện nay, ruốc phục vụ dịp tết đã hết hàng”.
Mang hương vị thơm ngon, đậm đà truyền thống, ruốc rươi, ruốc cáy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết đối với nhiều gia đình. dù hình thức kinh doanh chủ yếu vẫn là bán lẻ cho người quen, khách quen, nhưng tiếng lành đồn xa, ruốc rươi, cáy đã dần trở thành món hàng được “săn đón” mỗi khi tết đến xuân về.
Chủ tịch hội nông dân xã xuân hồng nguyễn sỹ hòa cho biết: “toàn xã có khoảng 30 hộ gia đình làm ruốc rươi, 10 hộ làm ruốc cáy, chủ yếu theo hướng tự cung cấp. hiện, xã đang tích cực vận động, tuyên truyền, ủng hộ người dân phát huy nghề truyền thống, vừa mang lại thu nhập và góp phần xây dựng thương hiệu ruốc rươi, nghi xuân”.
Chủ đề liên quan:
Báo Hà Tĩnh điện tử Báo mới Hà Tĩnh Đặc sản Hà Tĩnh Hà Tĩnh 24h món ngon món ngon ngày tết ngày tết nghi xuân ruốc cáy ruốc rươi thực khách Xuân hội