Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sa sâm trị phế, vị âm hư

Sa sâm là rễ của loài Nam sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae); hoặc Bắc sa sâm...

Ở việt nam, sa sâm chủ yếu từ cây (launaca pinnatifida cass.), thuộc họ cúc (asteraceae), được dùng thay bắc sa sâm và nam sa sâm; tác dụng chữa ho, trừ đờm, chữa sốt.

Sa sâm có các dẫn xuất saponin, coumarin và các hợp chất đường, sinh tố b2... tác dụng giãn mạch, làm tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn. theo đông y, sa sâm vị ngọt hơi đắng, tính lương; vào phế, vị. tác dụng dưỡng âm, thanh phế, ích vị sinh tân, hóa đàm chỉ khái. trị phế táo âm hư, vị âm hư. ngày dùng 9-25g; có thể nấu, hầm hoặc sắc. sau đây là một số cách dùng sa sâm làm Thu*c.

Nhuận phế chỉ khát: trị chứng phế nhiệt, ho khan, ho lâu ngày, khản tiếng.

Bài 1 - Thang thanh kim ích khí: sa sâm 20g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng.

bài 2 - thang sa sâm mạch đông: sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. sắc uống ngày 1 thang. trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát. nếu trong người nóng quá thì gia thêm địa cốt bì 12g.

Sinh tân chỉ khát: trị bệnh nhiệt về cuối kỳ còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát. dùng thang ích vị: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. sắc uống.

Món ăn Thu*c có sa sâm:

Nước đường sa sâm: sa sâm 25g, đường phèn 15g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa 15 phút. Món này rất tốt cho người bị ho sốt (phế nhiệt khái thấu).

canh thịt gà sa sâm: sa sâm 15-60g, trứng gà 3 quả. nấu dạng canh trứng. dùng tốt cho người bị đau nhức răng.

sa sâm hầm thịt nạc: sa sâm 12g, thịt nạc 100g. cả hai hầm nhừ, thêm gia vị (hạn chế tiêu ớt). món này tốt cho sản phụ ít sữa.

Kiêng kỵ: không dùng sa sâm khi ho do cảm cúm (cảm mạo phong hàn). Sa sâm phản lê lô.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sa-sam-tri-phe-vi-am-hu-n185775.html)
Từ khóa: Sa sâm

Chủ đề liên quan:

sa sâm

Tin cùng nội dung

  • Từ cây Sa sâm Nam mọc hoang chỉ có hàm lượng saponin 1,7%, Sa sâm Việt trở thành loài cây Thu*c quý với hàm lượng saponin có thời điểm lên đến 16.9% (trọng lượng lá khô). Loài dược liệu này đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
  • Theo Y học cổ truyền, Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát; có tác dụng tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.Thường dùng làm Thu*c chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét...
  • Theo Đông Y, sa sâm vị ngọt đắng, tính hơi hàn; vào các kinh phế và vị. Công năng chủ trị: dưỡng âm, thanh phế, hoá đàm chỉ khái. Chữa phế táo, âm hư, vị âm hư.
  • Theo Đông Y Sa sâm nam không thân, Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, ho, viêm tuyến sữa, cam tích. Có nơi dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Sa sâm nam không thân có tên khoa học: Launaea acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roxb.) Kerr mô tả khoa học đầu tiên năm 1936.
  • Theo Đông Y Cây có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Lá Sa sâm nam dùng được làm rau ăn, có thể ăn sống như rau xà lách. Cây Sa sâm nam hay Xà lách biển có tên khoa học: Launaea sarmentosa thuộc họ Cúc - Asteraceae.
  • Nam sa sâm, Sa sâm lá vòng - Adenophora tetraphylla (Thunb.) Fisch (A. verticillata (Pall.) Fisch) thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae. Theo đông y Nam sa sâm thường dùng trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Ở Trung Quốc, Nam sa sâm được dùng trị, Viêm khí quản cấp tính và mạn tính, Phế ung khái huyết, Âm hư phát nhiệt, Ho khan, Hầu họng sưng đau.
  • Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là Nhân sâm, do đó một số vị Thu*c khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị Thu*c bổ nên nhiều vị Thu*c khác có tác dụng bồi bổ cơ thể cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm. Ở Việt Nam có nhiều dược thảo có tên “sâm” được sử dụng từ rất lâu đời, với nhiều công dụng khác nhau.
  • Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình
  • Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà, Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu
  • Theo y học cổ truyền cơ chế bệnh ung thư phát sinh là do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, công năng tạng phủ mất điều hòa và khí huyết hư tổn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY