Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm nghiêm trọng khi điều trị hen khiến người bệnh tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện và Tu vong

(Tổ Quốc) - Theo thống kê, trên thế giới đang có 300 triệu bệnh nhân hen, mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của 346 ngàn người.

Chúng ta thường quan tâm nhiều đến bệnh gan, bệnh phổi... mà ít để ý rằng bệnh liên quan đến hen phế quản cũng vô cùng nguy hiểm. Theo thống kê, trên thế giới đang có 300 triệu bệnh nhân hen, mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của 346 ngàn người.

Tại việt nam, tỷ lệ mắc hen phế quản ở người trưởng thành việt nam là 4,1%, nhưng chỉ có 29,1% trong số này được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen. tỷ lệ mắc bệnh hen cao nhất là ở nhóm người trên 80 tuổi (11,9%), thấp nhất ở nhóm 21 - 30 tuổi (1,5%).

Để nâng cao hiệu quả điều trị hen tại việt nam, cục quản lý khám, chữa bệnh – bộ y tế, cùng 3 hội chuyên ngành và astrazeneca việt nam đã khởi động chương trình truyền thông bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn.

Phát biểu trong buổi tọa đàm, pgs.ts lương ngọc khuê (cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh – bộ y tế) cho biết: về phía người bệnh, kiến thức của về hen phế quản còn hạn chế, không tuân thủ điều trị, cùng với thói quen phụ thuộc vào Thu*c cắt cơn. thực tế cho thấy, người bệnh hen thường chủ quan tự đánh giá mình đang kiểm soát hen tốt vì sau khi sử dụng Thu*c cắt cơn giúp bệnh nhân tạm thời giảm triệu chứng, nhưng đánh giá chủ quan của bệnh nhân trái ngược với đánh giá của các bác sỹ là bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, đây là điều hết sức nguy hiểm.

Astra03.jpg

PGS.TS Lương Ngọc Khuê tham gia buổi tọa đàm.

Lạm dụng Thu*c cắt cơn - sai lầm có thể khiến bệnh nhân hen trở nên nguy kịch

Theo pgs. ts. bs. lê thị tuyết lan (chủ tịch hội hen – dị ứng – miễn dịch lâm sàng tp. hồ chí minh): Thu*c xịt cắt cơn tác dụng ngắn được bệnh nhân hen dùng để giảm triệu chứng khó thở khi cần, bên cạnh Thu*c điều trị duy trì cần dùng hàng ngày. hướng dẫn điều trị hen toàn cầu cũng như của bộ y tế việt nam cũng khuyến cáo việc sử dụng nhiều hơn 1 bình xịt cắt cơn tác dụng ngắn (bình xịt màu xanh) trong 1 tháng tăng nguy cơ Tu vong do hen.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá 3 bình xịt cắt cơn tác dụng ngắn màu xanh trong 1 năm sẽ tăng 2 lần nguy cơ nhập viện đối với bệnh nhân hen suyễn.

Univadis_3.12_Tai_sao_phu_nu_de_bi_hen_suyen_hon_nam_gioi_BS_Thu_Van.jpg

Theo một khảo sát vừa thực hiện tại các nhà Thu*c trên 14 tỉnh/thành phố ở Việt Nam năm 2020 cho thấy, có đến 68% bệnh nhân hen đã mua từ 3 bình Thu*c cắt cơn trở lên ở nhà Thu*c trong năm vừa qua. Việc chỉ sử dụng Thu*c cắt cơn mà không sử dụng Thu*c ngừa cơn sẽ dẫn đến các hệ lụy đáng tiếc cho bệnh nhân hen. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có 1/3 số bệnh nhân hen sử dụng Thu*c ngừa cơn liên tục.

Thực tế, hen là một bệnh có thể kiểm soát được khi bệnh nhân tuân thủ điều trị duy trì và không cần dùng Thu*c cắt cơn tác dụng ngắn. khi bệnh nhân có triệu chứng và phải dùng Thu*c cắt cơn nghĩa là tình trạng hen đang không được kiểm soát, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng hen và sử dụng Thu*c đúng chứ không nên ra nhà Thu*c mua bình xịt cắt cơn về sử dụng.

Bệnh nhân hen cần lưu ý điều gì trong điều trị?

20190629_043724_300995_hen-phe-quan.max-800x800.jpg

pgs. ts. bs. lê thị tuyết lan khuyến cáo 3 điều quan trọng mà bệnh nhân đang điều trị hen cần ghi nhớ:

1. Nếu bạn đang sử dụng ống hít ngừa cơn (ICS), đây là cách làm đúng và hãy tiếp tục duy trì để kiểm soát bệnh hen.

2. Chú ý nhận biết các dấu hiệu kiểm soát hen suyễn, bao gồm ho từng cơn, tức ngực, khó thở, thở khò khè hoặc sử dụng bình xịt màu xanh của bạn nhiều hơn hai lần một tuần, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu có hai hoặc nhiều triệu chứng này, hoặc dùng bình xịt màu xanh nhiều, bạn nên đi gặp bác sĩ.

3. Tuân thủ theo kế hoạch hành động hen, chủ động hỏi bác sỹ và tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống, như trang http://vilaphoikhoe.kcb.vn hoặc trang Facebook Vì Lá Phổi Khỏe để tự kiểm soát hen tốt hơn và phòng ngừa những kết cục không đáng có.

Tiểu Vy

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/sai-lam-nghiem-trong-khi-dieu-tri-hen-khien-nguoi-benh-tang-gap-doi-nguy-co-nhap-vien-va-tu-vong-222021241101311327.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY