Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sản phụ đầu tiên mắc Covid-19 sinh con

Singapore-Lo lắng cho đứa con sắp chào đời, Natasha Ling, 29 tuổi và chồng quyết định lên chuyến bay đêm từ London về Singapore dù sát ngày dự sinh.

Ling cho biết, hai vợ chồng vừa kỷ niệm 5 năm ngày cưới vào tháng trước. Họ dự định sinh con đầu lòng ở London nhưng đã làm thay đổi tất cả. Cả hai quyết định bay về Singapore do số lượng người mắc Covid-19 ở Anh tăng đột biến. Khi đó, nước này có gần 180.000 ca mắc và hơn 28.000 ca Tu vong. Bạn bè của hai vợ chồng nói rằng họ bị "điên" khi quyết định điều này.

"Tôi tin rằng nếu ở Singapore thì mọi thứ sẽ ổn", Ling nói.

Ở Anh, để mua được khẩu trang còn khó khăn hơn nhiều so với đặt vé máy bay. Họ đã đi rất nhiều hiệu Thu*c và cuối cùng mỗi người chỉ mua được một chiếc khẩu trang với giá 20 bảng. 

Sau khi đo thân nhiệt an toàn, cả hai về nhà và thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế Singapore. Riêng Pele thì bị mất khứu giác. Ngay trong đêm, anh sốt nhẹ và được đưa tới Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia để xét nghiệm.

Trưa hôm sau, Pele nhận kết quả dương tính với nCoV. Xe cứu thương tới và đưa anh đến bệnh viện. 

"Tôi cảm thấy mình đang ở trong phân cảnh của một bộ phim. Mọi người đều mặc bộ đồ bảo hộ kín mít và không thể biết đâu là bác sĩ, y tá vì chỉ nhìn thấy đôi mắt của họ", Pele chia sẻ.

Giống như chồng, Ling cũng bị mất khứu giác và không có triệu chứng nào khác. Cô là thai phụ đầu tiên mắc Covid-19 ở Singapore. Ling không hối hận khi trở về bởi "nếu bỏ lỡ chuyến bay đó, hai vợ chồng có thể bị kẹt ở London và không thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra". 

Ling được đưa tới Bệnh viện Đại học Quốc gia để điều trị. Cô phải ngồi đợi trong xe cứu thương khoảng 20 phút trước khi một nhóm nhân viên y tế tới đưa cô vào viện. "Không ai nói cho tôi về những gì sắp xảy ra. Tôi cảm thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình", Ling nhớ lại về thời điểm khó khăn đó.

 
 

Tuy nhiên, cô vẫn tự an ủi mình phải giữ bình tĩnh nếu không sẽ ảnh hưởng đến em bé. Cô hy vọng sẽ sinh con khi đã khỏi bệnh. Theo bác sĩ, em bé sinh ra phải xét nghiệm âm tính trong 7 ngày thì hai mẹ con mới được gặp nhau.

Vài ngày sau, Pele cũng được "đoàn tụ" với vợ tại bệnh viện nhưng phải cách ly ở 2 phòng đối diện nhau. Họ có thể trò chuyện với nhau qua hành lang rộng 2 m. Y bác sĩ cũng quyết định xét nghiệm cho cặp đôi hàng ngày, thay vì cứ hai ngày một lần.

Sau 10 ngày điều trị, Ling được thông báo đã 2 lần âm tính với nCoV. "Cô ấy đứng ở hành lang bên kia và nói trong nước mắt rằng không muốn về nhà nếu không có tôi", Pele nhớ lại. May mắn là ngày hôm sau, anh cũng nhận được kết quả hai lần âm tính liên tiếp. 

Bác sĩ cho biết trong vòng 5 ngày sau, nếu Natasha Ling chuyển dạ trước ngày dự sinh (17/4), cô sẽ tiếp tục bị xem là bệnh nhân Covid-19 và em bé sẽ phải cách ly ngay lập tức. Để an toàn, cặp đôi quyết định ở lại bệnh viện theo dõi.

5 ngày sau em bé vẫn chưa chào đời. Ling phải đi bộ 6 km mỗi ngày để kích thích quá trình sinh.

Hơn một tuần sau, bác sĩ quyết định mổ cấp cứu lấy thai. Em bé chào đời ngày 26/4, nặng 3,7kg và hoàn toàn khỏe mạnh.  

Sau xét nghiệm, Boaz cũng không bị nhiễm bệnh. Đây cũng là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra ở Singapore có bố mẹ đều mắc Covid-19.

Thùy An (Theo Strais Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/san-phu-dau-tien-mac-covid-19-sinh-con-4098703.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY