Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sản phụ đẻ con trên ôtô qua hầm Thủ Thiêm

Sản phụ 27 tuổi ở Đồng Nai, di chuyển bằng ôtô đến bệnh viện tại TP HCM, tới hầm Thủ Thiêm thì vỡ ối và sinh con trên xe.

Sau khi sinh bé, nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông, tài xế đã đưa hai mẹ con đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong thời gian ngắn nhất. Sản phụ được chuyển gấp đến phòng sinh của bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng can thiệp, hỗ trợ mẹ và con đều được bình an.

Ngày 27/3, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Loan, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y dược cho biết khi nhập viện, em bé còn nằm trên bụng mẹ. Ê kíp đỡ sinh nhanh chóng cắt dây rốn, sổ nhau và may phục hồi tầng sinh môn cho sản phụ.

"Hai mẹ con may mắn được đưa đến bệnh viện sớm, chỉ trong vòng 10 phút sau khi sinh nên sức khỏe cả mẹ và con đều ổn định, bé được da kề da với mẹ ngay sau khi cắt rốn", bác sĩ Loan chia sẻ.

Sau khi hồi phục sức khỏe, sản phụ kể: "Lúc bị vỡ ối tôi rất hoang mang. Tôi đã gọi cho bác sĩ và được hướng dẫn nằm xuống, hít sâu, xe chạy đến hầm Thủ Thiêm thì không nhịn được nữa đành phải sinh. May mắn được tài xế, hai anh cảnh sát giao thông hỗ trợ đưa đến bệnh viện kịp thời".

Bác sĩ Loan khuyến cáo người nhà nếu gặp phải trường hợp như trên thì nên bình tĩnh, xử lý đúng theo các bước hướng dẫn sau sẽ giúp bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Đầu tiên đón bé ra nhẹ nhàng, đỡ bé để bé không bị tổn thương. Sau đó, lau khô, ủ ấm cho bé bằng khăn hay vải có ngay tại thời điểm đó. Dùng một sợi dây nhỏ, mềm để buộc vào giữa dây rốn nhằm ngăn truyền máu từ nhau thai, nên buộc càng xa vị trí bám của dây trên bụng bé càng tốt. Đặt bé lên bụng mẹ để mẹ ôm bé giữ ấm, cố gắng không để bé bị nhiễm lạnh. Cuối cùng, nhanh chóng chuyển mẹ và bé đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi, xử lý.

Bác sĩ Loan lưu ý tuyệt đối không được phép cắt dây rốn trong những trường hợp này vì không có dụng cụ đảm bảo vệ sinh.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/san-phu-de-con-tren-oto-qua-ham-thu-thiem-4254527.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuân năm nay được xếp là năm tốt. Theo ông bà ta ngày xưa - năm Quý Tỵ sinh con tuổi Quý gia đình phước lộc, họ hàng phúc đức... Nhưng câu nói trên chỉ đúng cho những cặp vợ chồng son, những gia đình chưa có tiếng “bi - bô” con trẻ.
  • Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở lứa tuổi còn trẻ và còn trong độ tuổi sinh sản và chưa có con hoặc chỉ có một con, một câu hỏi thường xuyên đặt ra với người bệnh và người nhà rằng: bệnh ĐTĐ có thể di truyền, nếu có con liệu bệnh có thể truyền đến thế hệ sau?
  • Khao khát sinh con trai đến mức ám ảnh, nhiều cặp vợ chồng đã bất chấp sức khỏe để “ứng dụng” nhiều cách thức khó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Vốn có cơ địa lồi, vậy nhưng sau khi sinh em vẫn không hề bị sẹo lồi. Nói là may mắn thì có lẽ không phải, tất cả đều cần có “chiêu”.
  • Mangyte ơi, em đi hiến máu nhân đạo nhận được kết quả dương tính HTLV1. Cho em hỏi bệnh này có nguy hiểm, có nguy cơ bệnh bạch cầu không ạ?
  • Mangyte ơi, mẹ chồng em nói nếu vợ chồng cùng nhóm máu thì không thể có con trai. Mẹ nói vậy có đúng không?
  • Bạn tôi năm nay 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh ấy bị lạc tinh hoàn bẩm sinh ngoài ổ bụng, bên phải cách D**ng v*t khoảng 1,5 - 2cm.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY