Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sản phụ ngừng tim 120 phút được cứu sống diệu kỳ hiện giờ ra sao?

MangYTe - Trở về nhà sau 21 ngày nằm viện, chị Tân ôm chặt đứa con gái bé bỏng, phải xa mẹ ngay khi chào đời, thiếu giọt sữa ấm nồng của mẹ...

Lần đầu tiên trở lại khám ở bệnh viện bạch mai sau 1 tháng ra viện, chị hoàng thị tân (30 tuổi, hà nội) không khỏi lo lắng, dù chị đã hoàn toàn bình thường sau cơn bạo bệnh tưởng chừng không thể gặp lại các con và gia đình, đặc biệt là đứa con vừa chào đời.

Không chỉ lo lắng, thậm chí chị còn cảm thấy sợ bởi đầu tháng 4, chị là "nhân vật chính" trong câu chuyện cổ tích "sản phụ hồi phục kỳ diệu sau 2 lần ngừng tim, lâu nhất là 120 phút" tại chính bệnh viện bạch mai - nơi khi đó đang bị cách ly toàn diện vì dịch covid-19.

Nhớ lại những ngày tháng điều trị tại bệnh viện đặc biệt ấy, chị Tân nói "mừng không tả được" khi chị được như bây giờ.

Hình ảnh mới nhất của mẹ con chị Tân. Ảnh: GĐCC

Hôm 24/4, sau khi ra viện, chị trở về nhà và lần đầu được gặp, được ôm đứa con gái bé bỏng vừa chào đời trước đó đúng 3 tuần. Đúng ngày sinh con, chị gặp tai biến kinh hoàng, phải đi cấp cứu, không kịp gặp con.

Dù ngay khi tỉnh lại ở bệnh viện, chị được gia đình cho xem ảnh của con, được gọi video để nhìn mặt em bé, nhưng khoảnh khắc được ôm đứa con nhiều thiệt thòi, chị khóc không ngừng. "21 ngày trời đằng đẵng, chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ trải qua khoảng thời gian như thế..." - chị Tân xúc động. Từ khi được về gần con, chị ôm con nhiều hơn, như muốn bù đắp cho cô con gái nhỏ...

Em bé phải uống sữa ngoài vì mẹ không có sữa, dù thiếu hơi ấm của mẹ ngay lúc vừa sinh ra nhưng em được ông bà hai bên chăm bẵm. Sau 2 tháng, em bé đã tăng được 2 cân, bụ bẫm, xinh xắn. "Mình ra viện, về nhà được gia đình tẩm bổ, cũng tăng cân rồi" - chị Tân vui mừng "khoe".

Những dòng chữ trên báo sau này tỉnh lại chị đọc được: "chẩn đoán sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy đa tạng sau phẫu thuật cắt tử cung do rau bong non chưa loại trừ tắc mạch ối, đặc biệt 2 lần ngừng tim", khiến chị chỉ biết cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn cuộc đời, bởi rất hiếm những người ngừng tim lâu như vậy có thể hồi sinh mạnh mẽ, thậm chí không hề bị thương tổn não như chị.

Sản phụ tân tỉnh táo và gặp lại chồng sau 5 ngày cùng các y, bác sĩ bệnh viện bạch mai chiến đấu với tử thần. ảnh: bệnh viện bạch mai

"Hôm về quê, nhiều người biết chuyện đến hỏi thăm gia đình liên tục. Ra đường, cũng nhiều người nhận ra, hỏi thăm nhiều" - người phụ nữ 30 tuổi là công nhân công ty mô hình nói về những điều khác lạ trong cuộc đời chị.

"Phải sống thật tốt, thật khoẻ mạnh để xứng đáng với những nỗ lực tuyệt vời của các bác sĩ - những người đã sinh ra tôi lần nữa" - chị xúc động.

Chia sẻ về hành trình 21 ngày cấp cứu, giành giật sự sống cho sản phụ hoàng thị tân, pgs.ts nguyễn văn chi - trưởng khoa cấp cứu a9 - bệnh viện bạch mai - cho biết: "trưa 3/4, trong bối cảnh bệnh viện bạch mai đang bị cách ly vì đại dịch covid-19, khoa cấp cứu nhận được yêu cầu hỗ trợ của bệnh viện đa khoa hà đông (hà nội) về sản phụ 30 tuổi, sinh con lần thứ 3 với chẩn đoán sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy đa tạng sau phẫu thuật cắt tử cung do rau bong non chưa loại trừ tắc mạch ối.

Bác sĩ bạch mai ép tim cho sản phụ trên đường vào khoa cấp cứu.

Kíp cấp cứu của khoa đã sẵn sàng đón bệnh nhân nặng tại vùng đệm của bệnh viện. khi tiếp nhận, bệnh nhân đã trong tình trạng ngừng tuần hoàn. bệnh nhân được ép tim cấp cứu ngay trên cáng, dưới trời mưa tầm tã, chuyển vào khu can thiệp kỹ thuật cao, được hồi sức bằng những kỹ thuật hiện đại nhất.

Sau khi nhập viện, tình trạng bệnh nhân tiếp tục diễn biến nặng. đến 16h20 cùng ngày, bệnh nhân ngừng tuần hoàn lần 2. kíp cấp cứu tiếp tục thay nhau thực hiện ép tim. sau 60 phút ép liên tục, trái tim của sản phụ tân vẫn không có nhịp.

Với sự quyết tâm còn nước còn tát, các biện pháp về hồi sức tích cực vẫn được tiến hành, sau hơn 120 phút ép tim liên tục, bằng sự kiên trì và quyết tâm của kíp cấp cứu a9, sản phụ tân tái lập tuần hoàn.

Tuy nhiên, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân vẫn rất bấp bênh, nguy cơ Tu vong rất cao, mặc dù đã tiến hành các biện pháp hồi sức hiện đại.

Chị Tân ngày ra viện, tặng hoa cho PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Tiếp tục 24 giờ điều trị tích cực, tình trạng huyết động của bệnh nhân dần ổn định, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần sự hỗ trợ của máy thở, tiếp tục truyền máu.

Sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân có xu hướng cải thiện dần. sau 72 giờ, huyết động bệnh nhân đã ổn định hơn. điều đáng mừng là sau thời gian dài ngừng tim nhưng các dấu hiệu về tri giác của bệnh nhân có biểu hiện phục hồi.

Đến chiều 7/4, sau khi đã ngừng tất cả các Thu*c an thần, sản phụ tân đã hoàn toàn tỉnh táo mà không cần đến các máy hỗ trợ hô hấp và một số thiết bị chuyên sâu hỗ trợ tuần hoàn. bệnh nhân đã được gặp lại chồng sau 5 ngày thập tử nhất sinh, 2 lần chạm lưỡi hái tử thần.

Thu Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/san-phu-ngung-tim-120-phut-duoc-cuu-song-dieu-ky-hien-gio-ra-sao-20200609214001928.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY