Tin tức hôm nay

Tin tức

Sẵn sàng cung ứng đủ Thuốc chống dịch nCoV ở cấp độ bốn

MangYTe - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị liên quan về việc bảo đảm cung ứng đủ Thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Công văn gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Tổng Công ty Dược Việt Nam; Hiệp Hội doanh nghiệp Dược Việt Nam; Trung tâm mua sắm tập trung Thuốc quốc gia; Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu Thuốc.

Hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCOV)) gây ra đang lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng và đã ở mức rất cao, diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và đã ảnh hưởng tới một số nước trên thế giới; trong đó Việt Nam có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh do có đường biên giới kéo dài với Trung Quốc. Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh, chưa có vaccine và Thuốc điều trị đặc hiệu.

Ngày 30-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự bùng phát của dịch bệnh là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra; số 06/CT-TTg ngày 31-1 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế tại cuộc họp Tiểu ban hậu cần phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30-1 của Bộ Y tế, để chủ động bảo đảm cung ứng đủ Thuốc và bình ổn giá, tránh hiện tượng găm hàng tăng giá Thuốc, phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30-1 về việc chủ động lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số Thuốc cho cấp độ ba và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp độ bốn; khẩn trường liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Thuốc để lập dự trù, xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời các Thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở, đặc biệt là các Thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16-1-2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCOV gây ra (sau đây gọi tắt là Quyết định số 125); bảo đảm đủ Thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tránh để xảy ra tình trạng thiếu Thuốc.

Các đơn vị tổ chức việc thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh Thuốc trên địa bàn, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá Thuốc; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm (nếu có).

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30-1 về việc chủ động lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số Thuốc cho cấp độ ba và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp độ bốn; tiến hành rà soát tình hình mua sắm các Thuốc đã trúng thầu tại cơ sở, đặc biệt là các Thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125; cập nhật kịp thời hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh của Bộ Y tế để bổ sung Thuốc vào kế hoạch mua sắm và liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Thuốc để được cung ứng đủ Thuốc cho công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh của cơ sở.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Thuốc chủ động nắm bắt nhu cầu thực tế, tăng cường nguồn cung và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh các Thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các Thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125 để cung ứng kịp thời khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá Thuốc.

Về cơ chế mua sắm các Thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra, các đơn vị thực hiện việc mua sắm Thuốc theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 11-7-2014 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu mua Thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Trong trường hợp cần mua sắm khẩn cấp các Thuốc ngoài danh mục Thuốc đấu thầu tập trung Thuốc quốc gia và danh mục Thuốc đàm phán giá, đề nghị các đơn vị báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế (đối với bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế) hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh) cho phép thực hiện việc mua sắm Thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu để kịp thời đáp ứng về thời gian cung ứng Thuốc.

Trường hợp cần mua sắm khẩn cấp các Thuốc trong danh mục Thuốc đấu thầu tập trung Thuốc quốc gia hoặc danh mục Thuốc đàm phán giá, đề nghị các đơn vị tổng hợp nhu cầu sử dụng Thuốc và báo cáo về Trung tâm mua sắm tập trung Thuốc quốc gia để kịp thời lựa chọn nhà thầu đảm bảo thời gian cung ứng Thuốc cho các đơn vị.

Tổng Công ty Dược Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm túc và kịp thời các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược liên quan đến bảo đảm cung ứng Thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung ứng Thuốc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Phòng Quản lý kinh doanh Dược, Cục Quản lý Dược để được hướng dẫn, giải quyết.

* Thế giới ghi nhận 11.302 ca mắc nCoV

* Bộ Y tế khẳng định chưa có ca nào tại Việt Nam Tu vong do nCoV

* Việt Nam đáp ứng được giám sát dịch tễ và điều trị bệnh nhân mắc nCoV

* Sẽ xử lý nếu doanh nghiệp gom hàng, nâng giá khẩu trang y tế

* Đắt gấp bốn lần, khẩu trang y tế vẫn khan hiếm

LÂM TRẦN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43104602-san-sang-cung-ung-du-thuoc-chong-dich-ncov-o-cap-do-bon.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY