Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Sau tiêm vaccine COVID-19, người dân theo dõi sức khoẻ như thế nào?

Sau tiêm vaccine COVID-19, người dân có thể gặp các phản ứng thông thường; tuy nhiên khi có biểu hiện nặng dưới đây cần đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Theo khuyến cáo của bộ y tế, sau khi tiêm vaccine phòng covid-19, người dân có thể gặp các phản ứng gồm:

Phản ứng rất phổ biến như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp; nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh… Bên cạnh đó, cũng có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng như: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn…

Các phản ứng phổ biến như sưng và đỏ tại vị trí tiêm chiếm từ 1%- dưới 10%. Các phản nhẹ sau tiêm đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế.

Tuy nhiên người dân cũng cần biết cách theo dõi để đảm bảo an toàn sau tiêm. cụ thể, người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.

Đặc biệt, người dân cần chú ý, nếu có một trong các biểu hiện sau, phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng:

- Đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật , tê yếu, liệt.

- Đau ngực, khó thở.

- Đau bụng dai dẳng.

- Phù 2 chi dưới.

Hiện quy trình tiêm chủng tại việt nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, mức độ phản ứng sau tiêm cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. bộ y tế cũng khuyến cáo, khi đến lượt người dân cần đi tiêm vaccine phòng covid-19 đầy đủ; tiêm đủ 2 liều của cùng 1 loại vaccine.

Người dân cũng chú ý, nên tiêm vaccine covid-19 cách tối thiểu 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.

TN/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/giai-ma-muon-mat/sau-tiem-vaccine-covid19-nguoi-dan-theo-doi-suc-khoe-nhu-the-nao-20210421075751488.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY