3 tháng đầu hôm nay

Sảy thai liên tiếp: đau đớn khôn cùng!

Có nhiều phụ nữ bị sảy thai liên tiếp, đây là một nỗi đau rất lớn đối với họ cũng như gia đình họ. Nỗi đau này sẽ càng nặng nề nếu họ phải chịu những trách móc, chì chiết từ chính những người thân của mình. Điều này rất nguy hiểm, bởi trong chữa sảy trị sảy thai liên tiếp đã có nhiều tiến bộ nhưng sự hỗ trợ tâm lý vẫn được coi là rất quan trọng.

Gậm nhấm nỗi đau!

Thử que thử thai thấy 2 vạch xuất hiện, chị H.T.Ng, 33 tuổi, vui đến chảy nước mắt nhưng cũng ngay sau đó tim chị như ngừng thở vì sự hồi hộp và lo lắng. Nguyên nhân là vì chị đã 2 lần bị sảy thai. Lần thứ nhất chị bị sảy thai khi tuổi thai được 3 tuần tuổi. Còn lần thứ 2 khi thai được 5 tuần tuổi. Và sự lo lắng của chị Ng. lại trở thành một nỗi đau khi lần thứ 3 liên tiếp chị không giữ được đứa con đang lớn dần trong bụng. Nỗi đau của chị lên đến tột cùng khi bác sĩ cho biết nguyên nhân chị bị sảy thai liên tiếp là do nạo hút thai nhiều lần dẫn đến có bất thường về giải phẫu của tử cung. “Quen nhau đến 5 năm chúng tôi mới cưới. Trong quãng thời gian đó, tôi đã phải đi Ph* thai nhiều lần. Chồng tôi chính là người đưa tôi đi. Thay vì anh cũng nhận ra phần lỗi của mình thì anh quay sang trách móc, chì chiết tôi là phụ nữ mà không biết tự bảo vệ để dẫn đến hậu quả ngày hôm nay. Phải chi chồng tôi đừng tỏ thái độ đó với tôi”, chị Ng. nói trong nước mắt.

Nằm thất thần tại khoa Phụ – Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM, chị L.T.M.T không muốn mở lời với bất cứ một ai. Và khi chị lên tiếng thì tôi đã không cầm được nước mắt: “Tôi thích trẻ con từ hồi còn nhỏ. Sau này lớn lên tôi vẫn thường nghĩ về một mái ấm gia đình. Ở đó tôi sẽ được ôm ấp những đứa con bé bỏng của mình. Vậy mà cưới chồng được 8 năm, 4 lần mang thai thì cả 4 lần tôi ch*t giấc vì không nuôi dưỡng được con, chờ con đến ngày chào đời. Mẹ chồng chỉ có một đứa con duy nhất. Ước mong lớn nhất của bà là sớm có cháu để bồng để bế. Tôi biết được sự thất vọng và buồn đau của bà. Nhưng bà đã trút hết sự buồn bực lên người tôi với những câu nói bóng gió “cây độc không trái, gái độc không con”. sảy thai liên tiếp đã khiến tôi đau đớn vô cùng lại cộng thêm sự khó chịu của mẹ chồng làm tôi muốn phát điên”.

Nhiều nguyên nhân gây sảy thai

Sảy thai là hiện tượng thai tuột ra tự nhiên trước 20 tuần của thai nghén tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng hoặc thai nặng dưới 500g. Tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm tới trên 15% tổng số có thai. BS. Nguyễn Trần Quốc Hải – khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai từ 3 lần trở lên. Nhiều vấn đề có thể là nguyên nhân của sảy thai liên tiếp và một tình trạng sảy thai có thể là kết quả của hơn một nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do yếu tố di truyền. Người ta đã biết là các bất thường nhiễm sắc thể liên quan đến tình trạng hư thai ở tam cá nguyệt đầu. Thường sảy thai xảy ra sớm, ngay từ tuần thứ 2 – 4 tính từ ngày thụ thai. Bất thường giải phẫu tử cung cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các nghiên cứu quan sát cho thấy tử cung có vách ngăn làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Tất cả các phụ nữ có sảy thai liên tiếp nên được siêu âm vùng chậu để đánh giá các bất thường giải phẫu học của tử cung. Hở eo cổ tử cung thường được gán cho các trường hợp sảy thai tam cá nguyệt thứ hai. Hiện tại chưa có xét nghiệm nào thỏa đáng để đánh giá tình trạng hở eo tử cung trong giai đoạn không có thai. Chẩn đoán dựa trên tiền sử sảy thai muộn, khởi đầu bằng tình trạng vỡ ối tự nhiên hay sự mở cổ tử cung không gây đau…

Cũng theo BS. Nguyễn Trần Quốc Hải, những rối loạn nội tiết hệ thống của mẹ như đái tháo đường và bệnh lý tuyến giáp thì liên quan đến tình trạng sảy thai. Những phụ nữ tiểu đường có HBA1c cao trong ba tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai và thai dị dạng. Tuy nhiên, nếu đái tháo đường được kiểm soát tốt cũng như các bệnh ly tuyến giáp điều trị ổn thì không phải là yếu tố nguy cơ của sảy thai liên tiếp. Các nhiễm trùng cơ quan Sinh d*c đặc biệt do chlamydia, toxophlasma, mycoplasma, herpes… là các tác nhân nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng sảy thai. Yếu tố môi trường cũng rất cần được quan tâm trong vấn đề sảy thai liên tiếp. Do nghiện rượu, Thu*c lá, cà phê là những nguy cơ sảy thai, nên cần bỏ rượu, Thu*c lá, cà phê nhiều tháng trước khi có thai. Một phần lớn sảy thai liên tiếp là không giải thích được dù đã tiến hành khảo sát chi tiết. Nhưng những trường hợp này lại có tiên lượng 75% thai kỳ tốt ở lần có thai sau nếu chăm sóc thai kỳ sớm. Tuy nhiên, cần phải biết tiên lượng sẽ giảm nhiều theo độ tăng của tuổi người mẹ và số lần sảy thai trước đó.

Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai. Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai, cần nghỉ ngơi tại giường, phải kiêng lao động, kiêng giao hợp, nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón và dùng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu đã điều trị như trên nhưng vẫn ra huyết nhiều hoặc đau bụng nhiều hơn thì phải đi bệnh viện khám để xác định thai, tình trạng thai và từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ hay bỏ thai. Đối với thai lưu thì không nên chờ để sảy tự nhiên mà cần phải chấm dứt thai kỳ vì có thể có biến chứng rối loạn đông máu.

Hạn chế nguy cơ bị sảy thai liên tiếp

Ngày nay, chữa trị sảy thai liên tiếp đã có nhiều tiến bộ nhưng sự hỗ trợ tâm lý vẫn được coi là rất quan trọng. Với những người bị sảy thai nhiều lần, chế độ ăn uống nên thanh đạm, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, rau tươi, dầu thực vật, các loại đậu… Đồng thời, thức ăn phải dễ hấp thu. Không được để quá no hoặc quá đói. Nếu quá đói thì khí huyết của cơ thể không được bổ sung đầy đủ. Nếu quá no thì có thể tổn thương lách, dạ dày, khí huyết thiếu nguồn sinh ra và biến đổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không nên ăn uống lệch về một loại thức ăn nào đó. Kiêng các thức ăn cay nóng, chất kích thích như Thu*c lá, rượu, thịt hoặc các đồ quay nướng, những thức ăn có hẹ, gừng, hồ tiêu… vì dễ làm tổn thương thai. Không nên ăn các thức ăn thông huyết như sơn trà, mộc nhĩ đen… Không ăn những thức ăn đã biến chất để tránh viêm ruột, dẫn tới sảy thai.

Cần uống bổ sung viên sắt và acid folic để tránh thiếu máu và thiếu acid folic, vì đây là một trong nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai. Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì tình trạng nhiễm khuẩn *m đ*o, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai. Tránh lao động nặng, không ngâm mình dưới nước ao tù. Không nên mang giầy cao gót vì có thể té ngã. Không tự ý dùng Thu*c, cho dù là Thu*c cảm thông thường hoặc Thu*c bổ. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm, hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền. Đối với người sảy thai tái phát (từ 3 lần trở lên), hai vợ chồng cần được khám toàn diện và làm các xét nghiệm đầy đủ cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai lần sau.

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-say-thai-lien-tiep-dau-don-khon-cung-27369.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY