Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sinh khó do kẹt vai-Tai biết sản khoa đáng sợ và bi thảm nhất

“Người chửa cửa mả” là câu nói mà các cụ ám chỉ sự nguy hiểm bất ngờ mà trong quá trình sinh đẻ ngườ phụ nữ mang thai gặp phải. Thời gian qua nhờ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ tốt nên những tai biến sản khoa đã phần nào được kiểm soát. Mặc dù vậy cũng không phải là không xảy ra, những tai biến như băng huyết sau sinh, nhau cài răng lược, rối loạn đông máu, hội chứng HELLP, đờ tử cung…vẫn không ít lần làm bác sĩ hoảng hồn.

Thời gian qua nhờ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ tốt nên những tai biến đã phần nào được kiểm soát. Mặc dù vậy cũng không phải là không xảy ra, những tai biến như băng huyết sau sinh, nhau cài răng lược, rối loạn đông máu, hội chứng HELLP, đờ tử cung…vẫn không ít lần làm bác sĩ hoảng hồn.

Tuy nhiên, có một tai biến mà có lẽ thai phụ hay cả những người thường xuyên theo dõi thông tin y tế cũng ít được nghe đó là Sinh khó do kẹt vai. Tai biến này cũng được coi là tai biết đáng sợ và bi thảm nhất.

Kẹt vai xảy ra khi đầu của thai nhi đã đi qua được *m đ*o nhưng vai của thai nhi vẫn bị kẹt trong khung chậu của mẹ. Đây là một cấp cứu khá nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con. Trong trường hợp không được xử lý đúng cách, sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho con.

Theo nhóm BS Hồ Viết Thắng, Âu Nhựt Luân, Bộ môn phụ Sản Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ lúc sổ đầu tới khi sinh vai khoảng 60 giây được xem là có kẹt vai. Tỷ suất của kẹt vai vào khoảng từ 0,6-1,4%.

Yếu tố nguy cơ cổ điển của đẻ khó do vai là thai to, đặc biệt thai to trong đái tháo đường thai kỳ thì nguy cơ bị kẹt vai cũng cao hơn. Trong đái tháo đường thai kỳ, vai rất to so với đầu, nên kẹt vai có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp thai không phải là quá to. Khi đó, đầu thai nhi có thể vượt qua tiểu khung dễ dàng nhưng vai sẽ không thể vượt qua được hành trình trong khung chậu dẫn đến kẹt vai.

Những hậu quả do kẹt vai gây ra cho thai nhi và bà mẹ

Tu vong sơ sinh tăng cao do ngạt và tổn thương hành não do kẹt vai.

Như đã nói ở trên, đầu thai đã sổ, tử vung đã bị thu hồi một phần nên thời gian càng kéo dài thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trao đổi qua nhau ở thai.

Thêm vào đó, việc cố gắng kéo thai bằng cách đặt một lực trên phần đầu thai nhi, kéo giãn cột sống cổ sẽ đưa thai nhi đối mặt với tổn thương hành não, nới chữa các trung tâm sinh tồn. Do các lý do này, Tu vong sau sinh gia tăng đáng kể trong kẹt vai.

Bên cạnh đó còn tổn thương đám rối thần kinh vai, cánh tay và bàn tay, có thể gây ra hiện tượng rung hay tê liệt các bộ phận này. Thường thì các triệu chứng trên sẽ biến mất khi trẻ được 6 – 12 tháng.

Thiếu oxy lên não. Trong trường hợp thiếu oxy nặng (thường là hiếm), trẻ có thể bị tổn thương não thậm chí Tu vong.

Đối với mẹ:

Xuất huyết nghiêm trọng sau sinh

Rách tử cung, *m đ*o, cổ tử cung hoặc trực tràng

Xử trí kẹt vai:

Gọi người hỗ trợ bac sĩ sản khoa, hồi sức sở sinh, gây mê

Làm trống bàng quang, kéo nhẹ thai nhi

Cắt rộng tầng sinh môn

Thủ thuật MC Roberts: Một người phụ ấn trên xương mu, người đỡ sinh kéo thai nhi với lực kéo vừa phải. Sau thủ thuật này, hầu hết các trường hợp kẹt vai được giải quyết thành công.

Trong trường hợp trên mà thấy bại thì xoay đổi vai sau thành vai trước, hạ tay, sổ vai sau. Mục đích của thủ thuật là biến một vai trức cao thành vai sau ở vị trí thấp hôn, tận dụng khoảng không gian trống trước hõm cùng để làm thủ thuật 6. Nếu các thủ thuật trên thất bại, nguy cơ Tu vong thai nhi là rất cao, các phương pháp có thể áp dụng lúc này: bẻ gãy xương đòn trước, mổ khớp mu hay đẩy thai nhi vào lại trong tử cung và mổ sanh.

Những đối tượng có nguy cơ gặp phải hiện tượng kẹt vai khi sinh

Một phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao bị kẹt vai thai nhi khi sinh nếu:

Thai nhi quá lớn (tuy nhiên trong hầu hết các ca kẹt vai khi sinh, đứa bé đều có cân nặng bình thường)

Mẹ bị tiểu đường

Mang thai đa

Mẹ bị béo phì

Sinh muộn sau ngày sinh dự kiến

Đã từng có tiền sử bị kẹt vai khi sinh đứa con trước

Người mẹ được kích thích đẻ

Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng khi sinh.

Người mẹ sinh thường nhưng sử dụng các công cụ hỗ trợ (ví dụ như bác sỹ sử dụng các dụng cụ như kẹp hoặc máy hút để đưa trẻ ra ngoài qua đường *m đ*o)

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo hiện tượng kẹt vai có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào ngay cả khi người mẹ không có những yếu tố nguy cơ nêu trên.

HN (t/h)

(tham khảo tài liệu Bs. BS Hồ Viết Thắng, Âu Nhựt Luân, Bộ môn phụ Sản Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sinh-kho-do-ket-vai-mot-tai-biet-san-khoa-dang-so-nhat--n159862.html)

Chủ đề liên quan:

bi thảm đáng sợ sản khoa sinh khó

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Càng gần ngày “khai hoa nở nhụy”, sức khỏe của cả mẹ và con càng cần được theo dõi chặt chẽ. Tại sao khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh lại tăng và kèm theo các biến chứng nguy hiểm?
  • (MangYTe) - Sáng 25/4, PV ADZ đã trao tới chị Nguyễn Thị Lựu, vợ của anh Lê Văn Nhẫn (trú thôn Lương Thọ 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) – nhật vật trong bài “Rượu vào lời ra, cả nhà gặp chuyện bi thảm” số tiền 14.300.000 đồng.
  • Mẹ tôi dạy tôi về tình yêu, cho đứa con gái sắp 18, sắp trở thành phụ nữ.
  • Nhiều chị em phụ nữ đi vá màng trinh, trong đó có những câu chuyện cười ra nước mắt.
  • 20 tuổi nhưng chưa bao giờ xuất hiện “đèn đỏ” và đặc biệt hình thù của “nàng công chúa” vẫn như ngày cô mới 12- 13 tuổi”.
  • Bạn thích thức ăn đường phố? Nếu có, sự thật này khiến bạn phải suy nghĩ lại. Ruồi không chỉ ăn mà còn nôn, dẫm chân lên thức ăn đến khi đồ ăn hóa lỏng. Đừng quên là chúng còn ăn phân và chất bẩn nữa đấy.
  • Tôi đoán chắc một điều rằng 90% bác sĩ khoa sản không hề nghĩ đến, sống được và giàu lên nhờ phong bì đâu bạn nhé. Chỉ có những trải nghiệm đã qua thì mình mới hiểu cái phong bì từ đâu đến, đến với ai, và ai là người phải chịu những nỗi oan uổng của tiếng đời.
  • Phù phổi cấp trong sản khoa thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh nhiễm khuẩn trong lúc mang thai. Cũng có khi do truyền dịch quá nhiều, quá nhanh.
  • Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không?
  • Tuyến tụy có chức năng sản xuất hormon, điều tiết lượng đường trong máu và các enzym giúp tiêu hóa chất béo và protein đi vào cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY