Sinh lý y học hôm nay

S*nh l* tiêu hóa ở ruột già (đại tràng): chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

Khi các phần phía trước của ruột già co bóp đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng

Ruột già gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng, bởi vì khi xuống đến ruột già, chỉ còn lại những chất cặn bả của thức ăn, được ruột già tích trữ tạo thành phân và tống ra ngoài.

Hoạt động cơ học của ruột già

Các hình thức hoạt động cơ học của ruột già tương tự ruột non với mục đích làm niêm mạc ruột tăng tiếp xúc với các chất chứa để hấp thu thêm một ít nước và điện giải, đồng thời có tác dụng đẩy phân xuống trực tràng gây nên động tác đại tiện để tống phân ra ngoài.

Hoạt động bài tiết dịch

Ruột già chủ yếu bài tiết một chất nhầy kiềm tính có tác dụng làm trơn để phân dễ di chuyển. Khi viêm ruột già, chất nhầy tăng tiết làm phân nhầy mũi.

Vi khuẩn ở ruột già

Trong ruột non có rất ít vi khuẩn, nhưng trong ruột già hệ vi khuẩn rất phong phú. Chúng có nhiều loại như:

Escherichia coli.

Enterobacter aerogenes.

Bacteroides fragilis...

Các vi khuẩn này sử dụng một số chất trong ruột như: vitamin C, cholin, vitamin B12 làm chất dinh dưỡng. Ngược lại, chúng có thể tổng hợp nên một số chất khác như: vitamin K, acid folic, các vitamin nhóm B.

Ngoài ra các vi khuẩn ruột cũng tạo ra một số chất khác như: NH3, histamin, tyramin... từ các acid amin còn sót lại.

Động tác đại tiện

Hậu môn có 2 cơ thắt:

Cơ thắt trong: là cơ trơn, điều khiển bởi hệ thần kinh tự động.

Cơ thắt ngoài: là cơ vân, được điều khiển bởi vỏ não.

Khi các phần phía trước của ruột già co bóp đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện. Nếu chưa thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện, vỏ não sẽ chủ động duy trì sự co thắt của cơ thắt ngoài, đẩy phân chuyển lên phía trên trực tràng, trừ khi phân lỏng thì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài.

Ngược lại, nếu đã thuận tiện thì vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn: hít vào sâu, đóng thanh môn, cơ hoành và cơ thành bụng co lại tạo một áp lực cao trong ổ bụng đồng thời mở cơ thắt ngoài và tống phân ra ngoài.

Trung tâm thần kinh của phản xạ đại tiện nằm ở các đốt tuỷ cùng S2 đến S4. Nếu nhịn đại tiện thường xuyên sẽ làm giảm phản xạ đại tiện và gây nên táo bón.

Thành phần của phân

Khối lượng phân bình thường khoảng 100 - 200 gam/ngày gồm 75% là nước, các chất xơ không tiêu hoá được của thức ăn, một số acid béo, một ít protein, các muối khoáng, sắc tố mật, các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra, các loại vi khuẩn...

Phân thường có màu nâu, đó là màu của các sản phẩn thoái hoá từ bilirubin như stercobilin, urobilin. Tuy nhiên, màu của phân có thể thay đổi tuỳ theo thức ăn.

Phân có mùi hôi đặc hiệu do các sản phẩm thoái hoá bởi vi khuẩn: indol, scatol, mercaptan, sulfua hydro...

Khi thành phần nước trong phân < 75% sẽ gây ra táo bón.

Hấp thu ở ruột già

Hấp thu ở ruột già không quan trọng, bởi khi xuống đến ruột già, các chất cần thiết cho cơ thể đã được hấp thu gần hết ở ruột non, trong ruột già hầu như chỉ còn lại cặn bả của thức ăn.

Hấp thu Na và Cl-

Theo hình thức vận chuyển chủ động ở đoạn đầu của ruột già.

Hấp thu nước

Mỗi ngày ruột già thu nhận khoảng 1 lít nước từ ruột non, số nước này ruột già hấp thu gần hết, chỉ còn khoảng 100 - 150 ml ra ngoài theo phân.

Nước được hấp thu theo Na để bảo đảm cân bằng áp suất thẩm thấu. Sự hấp thu nước tăng lên khi phân nằm lại lâu trong ruột già. Vì vậy, nhịn đại tiện lâu sẽ gây ra táo bón.

Hấp thu các amin

Ruột già có thể hấp thu một số amin như histamin, tyramin do các vi khuẩn tạo ra từ các acid amin. Hấp thu các chất này tăng lên khi bị táo bón gây ra các triệu chứng nhức đầu, khó chịu...

Hấp thu NH3

NH3 do các vi khuẩn trong ruột già sinh ra sẽ được hấp thu một phần vào máu. Khi bị táo bón hoặc viêm đại tràng, hấp thu NH3 tăng lên. Điều này bất lợi cho những bệnh nhân suy gan có nguy cơ bị hôn mê gan do NH3 máu cao. Vì vậy, để giảm hấp thu NH3 của ruột già, những bệnh nhân này phải tránh táo bón, nên thụt rửa đại tràng và dùng kháng sinh đường ruột.

Hấp thu Thu*c

Ruột già có thể hấp thu một số loại Thu*c như: an thần, hạ nhiệt, giảm đau, glucocorticoid... Vì vậy, có thể đưa Thu*c theo đường này để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt ở trẻ em, dưới dạng Thu*c đạn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-tieu-hoa-o-ruot-gia-dai-trang/)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Món ăn có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY