Khoa học hôm nay

Sở GD-ĐT TP.HCM: Không bắt buộc 100% học sinh học cả ngày thứ bảy

MangYTe - Nội dung trong văn bản được hiểu là trường nào học 2 buổi/ngày thì tiếp tục tổ chức dạy học theo kế hoạch; còn học cả ngày thứ bảy ở đây không phải là bắt buộc 100% học sinh phải học cả ngày.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: T.THƯƠNG

Chiều 11-5, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về văn bản "bố trí các hoạt động dạy - học trực tiếp cả ngày thứ bảy, cả sáng chiều..." cơ quan này gởi các trường trực thuộc ngày 8-5.

Ông Nguyễn Văn Hiếu giải thích: "Nội dung trong văn bản được hiểu là trường nào học 2 buổi/ngày thì tiếp tục tổ chức dạy học theo kế hoạch; còn học cả ngày thứ bảy ở đây không phải là bắt buộc 100% học sinh phải học cả ngày".

Ông Hiếu cũng cho rằng các trường tận dụng thời gian ngày thứ bảy để tăng cường phụ đạo, dạy bổ sung, ôn luyện thêm kiến thức cho các em trong suốt thời gian học online, học trực tuyến, học qua truyền hình… mà các em nắm chưa đầy đủ.

"Đồng thời, thứ bảy cũng là ngày để các trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, chuẩn bị kỳ thi học sinh giỏi cấp TP; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, kỹ năng, sinh hoạt tập thể; học ngoại ngữ, tin học và rất nhiều hoạt động khác… Giáo viên cần phải kiểm tra, rà soát để bồi dưỡng thêm cho các em vì mình không còn nhiều thời gian nữa", ông Hiếu nhấn mạnh.

Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản gửi thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục về tổ chức dạy học cho học sinh đến trường sau thời gian nghỉ dịch COVID-19.

Theo đó, sở chỉ đạo các đơn vị trường học bố trí các hoạt động dạy học trực tiếp cả ngày thứ bảy và cả hai buổi sáng - chiều kết hợp với việc dạy trực tuyến, học qua truyền hình, đồng thời có kế hoạch phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, đảm bảo hoàn thành tốt chương trình năm học 2019-2020.

Rối loạn trước cổng trường vì học sinh ra về kiểu 'nhỏ giọt'

TTO - Phòng dịch COVID-19, nhiều trường đóng cổng, chỉ cho từng học sinh đi ra nên đã gây ách tắc dữ dội tại các cổng trường. Phụ huynh chen lấn, xô đẩy nhau để được đến gần cổng trường gọi tên con mình.

THẢO THƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/so-gd-dt-tp-hcm-khong-bat-buoc-100-hoc-sinh-hoc-ca-ngay-thu-bay-20200511173847403.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thầy giáo nói với học sinh: - Em hãy mời ông của em đến gặp tôi! - Dạ, ý thầy muốn mời “ông bố” của em?
  • Thầy nghĩ là lớp học không thích hợp để ngủ. Em có thể về nhà nằm ngủ được đấy! - Thưa thầy không sao đâu ạ...
  • Đến thời điểm này đã có gần 30 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương và tuyến đầu của TP. Hồ Chí Minh ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.
  • Gần 40 em học sinh của trường THCS Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vừa bị kỷ luật vì tham gia ẩu đả. Hiệu trường và cô giáo chủ nhiệm cũng chịu trách nhiệm liên đới.
  • Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em Tuấn nhặt được một chiếc ví có chứa số tiền hơn 20 triệu đồng cùng một số giấy tờ có giá trị khác. Ngay sau đó Tuấn đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.
  • Vào học chưa được 2 tháng, cô giáo đã kêu con tôi không biết đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần), trong khi yêu cầu hết lớp 1, học sinh mới phải đọc thông, viết thạo. Con tôi giờ sợ đến trường vì bị nhồi nhiều kiến thức quá, một phụ huynh chia sẻ.
  • Nhiều học sinh đã lập ra câu lạc bộ hạ nhục thầy cô của mình trên mạng xã hội.Hãi hùng trước nạn chửi bậy của giới trẻKhi học sinh tiểu học viết thư tình: Cười ra nước mắt
  • Tôi hay phải đi công tác nước ngoài. Sau mỗi lần đi công tác như thế sức khỏe của tôi bị giảm sút rất nhiều vì sai nhịp sinh học.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Kh*ng b* sinh học là việc sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Kh*ng b* sinh học được sử dụng để tấn công hay đe doạ người dân, chính phủ và các quốc gia. Trong các cuộc tấn công Kh*ng b* bằng vũ khí sinh học, chỉ một số ít người dân bị tổn thương hay chịu ảnh hưởng nhưng rất nhiều người khác lại cảm thấy sợ hãi và thay đổi hành vi của mình vì sự sợ hãi đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY