(hnmo) - trong 6 tháng đầu năm 2020, số trường hợp phát hiện lao đã giảm tới 11% so với năm 2019. một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch covid-19.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị giao ban dự án phòng, chống lao 6 tháng đầu năm, trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2020 được Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức vào ngày 17-8.
Thống kê từ bệnh viện phổi trung ương cho thấy, giảm phát hiện bệnh lao nhiều nhất rơi vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4, sau đó tăng trở lại vào các tháng 5 và 6. trong 6 tháng qua, việc thu nhận bệnh nhân giảm nhiều nhất ở miền bắc và miền nam, trong khi miền trung giảm thấp nhất. tất cả những thay đổi số liệu này tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh covid-19 tại các vùng miền ở nước ta vào giai đoạn trước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở y tế vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch covid-19 nên rất nhiều cơ sở y tế rơi vào tình trạng quá tải kéo dài. các cơ sở y tế, các đơn vị chống lao trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng. nhiều đơn vị lâm vào tình trạng thiếu nhân lực cho các hoạt động thường quy của chương trình (phát hiện chủ động, xét nghiệm, chẩn đoán, kiểm soát nhiễm khuẩn...). bên cạnh đó, số lượng người đến khám, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế cũng đang giảm mạnh, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách, cách ly xã hội, ở nhiều nơi, số lượng bệnh nhân đến khám giảm đến 30%-50%.
Theo pgs.ts nguyễn viết nhung, giám đốc bệnh viện phổi trung ương, chủ nhiệm chương trình chống lao quốc gia, việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa Thu*c cao nhất thế giới (báo cáo của tổ chức y tế thế (who) năm 2019). hiện nay, vẫn còn 15 bệnh viện tuyến tỉnh không có bệnh viện chuyên khoa triển khai công tác chống lao. đây là một khó khăn rất lớn cho công tác phòng, chống lao.
Từ nay đến cuối năm, chương trình chống lao quốc gia tiếp tục triển khai các hoạt động thường quy và các lĩnh vực chuyên môn ưu tiên, như lao kháng Thu*c, lao trẻ em, lao/hiv; đẩy mạnh triển khai các can thiệp tích cực, như phát hiện chủ động bệnh nhân lao cho các nhóm nguy cơ, cộng đồng dân cư tại các khu vực khó tiếp cận, tăng cường sàng lọc chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn cho người tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ, mở rộng triển khai kiểm soát lây nhiễm lao... tiến độ thực hiện các can thiệp phòng, chống lao sẽ được theo dõi liên tục, bảo đảm không để thất thoát nguồn kinh phí mà chương trình dành hỗ trợ cho người bệnh và các nhóm dễ tổn thương.
Theo đánh giá của who, do ảnh hưởng của dịch covid-19, số ca Tu vong do lao sẽ tăng đáng kể trong năm 2020 và sẽ ảnh hưởng đến nhóm bệnh nhân lao dễ bị tổn thương nhất. nếu như tình hình phát hiện bệnh nhân trên toàn cầu giảm 25% trong vòng 3 tháng (so với mức độ phát hiện trước khi xảy ra đại dịch), dự báo sẽ có thêm 190.000 ca Tu vong do lao (tăng 13%), nâng tổng số ca Tu vong do lao lên khoảng 1,66 triệu ca vào năm 2020. con số này tương ứng với mức Tu vong toàn cầu do lao vào năm 2015 - một bước lùi nghiêm trọng trong quá trình hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh lao của who.