Khoa học hôm nay

Sốc: Sinh vật 2 tỉ tuổi làm mềm Trái Đất, tạo nên nhiều dãy núi

Hàng loạt dãy núi hùng vĩ của Trái Đất sẽ không bao giờ được hình thành nếu không có cuộc bùng nổ sự sống 2 tỉ năm trước, gián tiếp khiến vài vùng vỏ Trái Đất trở nên... mềm và dẻo.

Đó là kết luận từ nghiên cứu vừa công bố trên Communications Earth & Environment về 20 dãy núi cổ đại trên khắp thế giới, bao gồm các dãy nổi tiếng như Rockies, Andes, Svalbard...

Theo science alert, các nhà khoa học từ đại học aberdeen ở scotland (vương quốc anh) nhận thấy sự sống cổ đại, mà cụ thể là các vi sinh vật xuất hiện dày đặc ở nhiều vùng của trái đất, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình kiến tạo các dãy núi cổ xưa này.

Dãy Andes - Ảnh: Miguel Vieira

Các vùng núi này đều liên kết chặt chẽ với các vùng giàu sinh vật. chính xác ch*t hàng laojt của sinh vật đã bổ sung một lượng carbon dồi dào để cho phép lớp vỏ trái đất biến dạng dễ hơn các vùng khác, tạo ra các vành đai núi, và cũng là đường biên mảng đặc trưng trong quá trình kiến tạo mảng hiện đại.

Cụ thể, lượng carbon sinh học này đã bổ sung hàm lượng graphite cực cao vào đá phiến sét đáy đại dương, khiến những khu vực đó trở nên giòn và có khả năng uốn cong, đứt gãy, tạo thành nhiều mảnh xếp chồng lên nhau dễ dàng.

Quá trình vẫn tiếp tục cho đến thời nay, lấy ví dụ ở một dãy núi "trẻ" là Himalaya. Sự thúc đẩy kiến tạo cách đây 50 triệu năm của dẫy núi này tập trung vào trầm tích Paleoproteozoic với các tầng giàu hữu cơ nhất.

"Trái Đất và sinh quyển của nó có mối liên hệ mật thiết với nhau theo những cách chưa từng được hiểu trước đây" - nhà địa chất học John Parnell từ Đại học Aberdeeen, kết luận.

Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh quá trình kiến tạo mảng sôi động của trái đất là một trong những điều kiện cốt yếu giúp hành tinh có sự sống, vì giúp duy trì khí quyển, khí hậu và các yếu tố môi trường phù hợp, thúc đẩy các phản ứng hóa sinh tạo ra sự sống.

Kiến tạo mảng có thể hiểu nôm na là sự di chuyển không ngừng của 15 mảnh vỏ lớn nhỏ của trái đất, cũng chính là nguyên nhân khiến các châu lục nhiều lần tái hợp thành siêu lục địa rồi lại tan vỡ thành nhiều lục địa nhỏ như ngày nay.

Thế nhưng, đây là lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh bản thân sinh quyển của trái đất cũng thúc đẩy ngược lại quá trình kiến tạo mảng.

Theo Anh Thư/Người lao động

Link bài gốc Lấy link

https://nld.com.vn/khoa-hoc/soc-sinh-vat-2-ti-tuoi-lam-mem-trai-dat-tao-nen-nhieu-day-nui-20211201104003411.htm?fbclid=IwAR3FKEoEfolhxrjzwgR9fsJYx7APZ8uUReqzpw0DmPUF34fkgMJg_Ri3xCU

Theo Anh Thư/Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/soc-sinh-vat-2-ti-tuoi-lam-mem-trai-dat-tao-nen-nhieu-day-nui/20211208092433032)

Tin cùng nội dung

  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế...
  • Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong.
  • Kháng sinh (còn được gọi là trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
  • Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng...
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường.
  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Sau ngày lễ tết với thật nhiều thực phẩm phong phú, bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đã trở nên nặng nề hơn. Thiếu nhiệt tình làm việc, đầy bụng và rắc rối về tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến sau nhiều bữa tiệc.
  • Việc bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến từ thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... có thể dễ dàng mua sắm, lắp đặt ở bất cứ đâu có nguồn điện cung cấp. Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh phải đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY