Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng tuyệt vời của nước mía Y học cổ truyền

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế...
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, tân dịch bất túc (bệnh lý sốt cao gây mất nước), tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa, mửa ra thức ăn không tiêu hóa), sốt cao phiền nhiệt...

Các thầy Thu*c đời xưa và nhiều y thư cổ đã bàn đến với những kiến giả khá sâu sắc. Sách Bản thảo cương mục viết: “Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn oẹ, làm khoai khoái lồng ngực). Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: “Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hòa trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hóa đàm sung dịch” (mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể). Sách Nhật dụng bản thảo cũng viết: “Giá tương, chỉ hư nhiệt phiền khát, giải tửu đôc”. Lục Du Canh, thi nhân đời Tống đã cảm nhận sâu sắc công dụng giải rượu của nước mía trong câu thơ: “Giá tương tức giải phá dư trình” (nước mía có thể làm hết nhanh trạng thái say rượu bí tỉ).

Các bài Thu*c chữa bệnh từ nước mía:

Chữa chứng nôn mửa: nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi (1 thìa con) ngày uống vài lần;

Chữa viêm kết mạc cấp tính: nên uống nước mía có hòa lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng;

Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...

Chú ý: Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-tuyet-voi-cua-nuoc-mia-y-hoc-co-truyen-15047.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Y học cổ truyền, Thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).
  • Cây Thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ).
  • Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về một loài “nấm” có tên là nấm ngọc cẩu, có những công dụng ngoài sức tưởng tượng dành cho chuyện vợ chồng.
  • Vú bò là một vị Thu*c dùng theo kinh nghiệm dân gian. Nhân dân coi đây là một vị Thu*c bổ, dùng cho những người hư lao, bạch đới, khí hư, tắc tia sữa.
  • Theo y học cổ truyền, thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Ít ai biết rằng quả táo ta có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY