Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Ăn, uống gì để chống nóng? Y học cổ truyền

Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong.
Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn. Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng: mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị.

Nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển mạnh làm cho thực phẩm dễ ôi thiu, biến chất, trong khi đó vì uống nhiều nước dịch dạ dày bị pha loãng nên khả năng sát trùng giảm thấp càng làm cho nguy cơ ngộ độc thức ăn tăng cao. Bởi vậy, để dự phòng “bệnh từ miệng” cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, không dùng thực phẩm ôi thiu, không uống nước lã, nước bẩn, rau quả tươi phải được rửa thật sạch... Vậy, nên ăn gì để chống nóng và phòng ngừa bệnh tật?

Thứ nhất, nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp: về thực vật như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa bở, dưa lê, cam, quýt, chuối tiêu, trám, mướp đắng, mướp, bầu, bí đao, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, rau dền, củ đậu, mã thầy, ngó sen, cà chua, đậu xanh, đậu đen, bạch biển đậu, xích tiểu đậu, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua...; về động vật như thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao, hàu... Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng... Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước ướp lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống bằng cách trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm, sinh tân chỉ khát như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước ép mã thầy, nước mơ, nước mận, nước dâu, nước mía, trà bát bảo, trà sắn dây...

Ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hạ nóng bức còn phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Vậy nên, các thực phẩm có công dụng phương hương tỉnh tỳ, kiện tỳ hóa thấp, giải thử, trực tiếp hoặc gián tiếp giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị cũng nên được trọng dụng. Ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu cô-ve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài...; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen, trà actiso, trà nhân trần... Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả chay, chua me đất hoa vàng... và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu... Tuy nhiên, cần chú ý không nên dùng quá nhiều đường tinh luyện khi pha chế các loại nước giải khát.

Cuối cùng, trong ăn uống mùa hạ, Đông y còn có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy, trong mùa hạ việc chọn dùng một số đồ ăn thức uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém. Ví như, các loại nấm (nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm...), hoài sơn, hạt sen, tổ yến, phấn hoa, sữa ong chúa, trà linh chi, đông trùng hạ thảo hầm thịt vịt, ba ba hầm chuối đậu...

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-uong-gi-de-chong-nong-y-hoc-co-truyen-15045.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháo Thuốc là dùng một lượng Thuốc đông dược cùng gạo nấu nhừ mà thành. Thường xuyên ăn cháo Thuốc sẽ đạt được 5 lợi ích cho cơ thể:
  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế...
  • Kháng sinh (còn được gọi là trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
  • Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng...
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường.
  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Sau ngày lễ tết với thật nhiều thực phẩm phong phú, bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đã trở nên nặng nề hơn. Thiếu nhiệt tình làm việc, đầy bụng và rắc rối về tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến sau nhiều bữa tiệc.
  • Việc bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến từ thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... có thể dễ dàng mua sắm, lắp đặt ở bất cứ đâu có nguồn điện cung cấp. Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh phải đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY