- Sỏi niệu đạo hay gặp ở nam giới, 1/3 sỏi nằm ở niệu đạo sau còn 2/3 nằm ở niệu đạo trước với những vị trí sau: xoang tuyến tiền liệt, hành niệu đạo gốc D**ng v*t, hố thuyền niệu đạo. Sỏi ở đây có thành phần hóa học như sỏi ở thận, ở bàng quang, chủ yếu là oxalate, urat, phosphate. Sỏi có thể được hình thành tại niệu đạo do túi thừa ở gốc D**ng v*t hoặc do chít hẹp.
- Trong trường hợp này thành phần hóa học của sỏi là phosphate và amomi magie phosphate (struvit). Ở nữ giới thì sỏi niệu đạo chủ yếu là do túi thừa.
- Nhưng nếu sỏi ở trong túi thừa niệu đạo thì không gây rối loạn tiểu tiện, mặc dầu sỏi phát triển khá to.
- Nếu sỏi nằm ở niệu đạo sau, khi thăm khám bằng ống thông kim loại có thể có dấu hiệu chạm phải sỏi.
- Nếu gặp khó khăn trong chẩn đoán (như trong trường hợp sỏi trong hẹp niệu đạo, sỏi trong túi thừa có lỗ thông nhỏ) thì chụp X quang là tốt hơn cả.
- Các cơn đau do sỏi niệu gây ra còn làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Các loại sỏi khác, nhất là từ gốc D**ng v*t trở lên thì nên đẩy sỏi vào trong bàng quang dưới áp lực nước, rồi tán sỏi trong bàng quang. Nếu không có máy tán sỏi thì mổ bàng quang lấy sỏi.
- Đối với loại sỏi hình thành do nguyên nhân tại chỗ (hẹp, rò, dị vật, túi thừa) cần xử trí nguyên nhân và lấy sỏi luôn. Nếu sỏi cố định ở một nơi nào đó thì có thể rạch thành trên của niệu đạo sau khi bóc tách niệu đạo ra khỏi vật hang để lấy sỏi mà không sợ bị rò (phương pháp Monseur).
- Phải uống đủ nước (từ 1,5 – 2 lít nước/ngày). Những người phải dùng Thu*c đường uống càng cần phải uống đủ nước.
- Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân khác (ngoài sỏi) gây viêm nhiễm đường tiểu và ứ đọng nước tiểu. Khi thấy có các biểu hiện đái buốt, đái rắt cần phải đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Chủ đề liên quan:
nCoV niệu đạo sỏi niệu Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona