Thận , Tiết niệu hôm nay

Sỏi niệu: Chớ xem thường

Sỏi niệu là bệnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn nữ và hiếm thấy ở trẻ em. Bệnh không khó chữa, ít nguy hiểm, nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Dấu hiệu nhận diện

ThS-BS Bùi Văn Kiệt - BV Bình Dân, cho biết: Trong hơn 90% các trường hợp sỏi là do sự gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào nước tiểu. Sự gia tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho và sau một thời gian “lắng đọng” sẽ tạo sỏi. Ngoài ra, việc nhận diện còn tùy thuộc vào vị trí đau. Chẳng hạn, sỏi bế thận - thường do sỏi được tạo nên trong đài thận và rớt vào bể thận nhưng không xuống được niệu quản có thể gây cơn đau bão thận, và nếu nước tiểu nhiễm trùng có thể gây các biến chứng trầm trọng.

sỏi niệu quản: Thường gây cơn đau bão thận với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột sau một vận động thể hình, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát khiến bệnh nhân lăn lộn, vặn mình để tìm tư thế giảm đau, thường có các rối loạn tiêu hóa đi kèm như: trướng bụng, liệt ruột, ói mửa, táo bón, không đánh hơi được có thể làm chẩn đoán lầm với tắc ruột, nhưng đôi khi có tiêu chảy. Trong cơn đau, bệnh nhân cũng thường có cảm giác bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, lượng ít, tiểu rát buốt, nước tiểu có máu…

Sỏi bọng đái: thường thứ phát do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do có bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo, thường gặp ở người nam lớn tuổi. Có thể gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có máu hoặc gây bí tiểu tư thế: đứng không tiểu được, nằm tiểu được.

Nguy hiểm nhất là sỏi im lặng: Sỏi bế tắc hai bên hoặc trên thận nhưng không có triệu chứng, chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã bị nhiễm trùng nặng, tàn phá cả hai thận, hoặc thận teo hai bên khiến chức năng thận tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi dù cho có can thiệp lấy sỏi giải phóng bế tắc. Điều trị và phòng ngừa

Siêu âm, chụp X-quang ổ bụng là kỹ thuật hay áp dụng nhất trong việc phát hiện sỏi niệu. Soi bọng đái cũng giúp phát hiện sỏi trong bọng đái và các bệnh kết hợp ở bọng đái, cổ bọng đái, niệu đạo.

Xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết khá nhiều thông số liên quan đến sỏi niệu. Trong những trường hợp cần thiết, nên chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ để phát hiện các loại sỏi nhỏ hoặc có thể tiến hành cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn, nếu có thì vi khuẩn gây bệnh thuộc loại gì, nhạy cảm nhất với loại kháng sinh nào... Ngoài ra, người ta còn phân tích nước tiểu để biết về chỉ số creatinin, độ pH,điện giải...

BS Kiệt cho rằng, phần lớn sỏi được điều trị bằng cách lấy sỏi qua da, tán sỏi trong và ngoài cơ thể. Nhưng ở nước ta, phương tiện kỹ thuật còn giới hạn nên mổ hở vẫn chiếm vị trí khá quan trọng trong điều trị sỏi. Ngoài ra, đôi khi phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị mới đạt hiệu quả.

sỏi niệu rất dễ tái phát sau điều trị nên cần tìm nguyên nhân sinh sỏi ngay lần đầu tiên để có thể phòng ngừa. Bởi nguy hiểm thật sự của sỏi niệu chính là sự hủy hoại thận do bế tắc và nhiễm trùng. Vì vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân cần uống thật nhiều nước để giữ nước tiểu được pha loãng, chế độ ăn phù hợp; điều trị triệt để các nhiễm trùng niệu cũng như các bế tắc, ứ đọng hay dị dạng đường tiểu.

Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Mangyte.vn
Theo Thiên Nga - Phụ nữ Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-soi-nieu-cho-xem-thuong-1865.html)
Từ khóa: sỏi niệu

Chủ đề liên quan:

sỏi niệu

Tin cùng nội dung

  • Là loại bệnh lành tính, do có sỏi nên đường tiểu bị tắc, gây cản trở trong quá trình bài tiết nước tiểu, gây đau, ứ nước ở thận, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng nước tiểu, thậm chí là có thể gây ra ung thư.
  • Người đàn ông 61 tuổi bị sỏi niệu quản, đau đớn quằn quại, không thể đi lại, được các bác sĩ Bệnh viện E mổ cấp cứu.
  • Sỏi phải trên 10mm, kèm các triệu chứng bí tiểu cấp, thận ứ nước nhiễm trùng, vô niệu do sỏi thì mới cần thiết phải can thiệp bằng các phương pháp như mổ, tán... Đây là thông tin do PGS.TS. BS Nguyễn Văn Ân, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ trong buổi hội thảo Bệnh lý sỏi đường tiết niệu và các phương pháp điều trị hiệu quả tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
  • Phó giáo sư Nguyễn Văn Ân, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 số các bệnh về tiết niệu, gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, niệu đạo.
  • Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc.
  • Nếu phát hiện sớm sỏi niệu thì việc điều trị khá đơn giản. Nhiều trường hợp nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới suy thận giai đoạn cuối, thậm chí Tu vong.
  • Các bác sĩ Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận bệnh nhân với tiền sử bị sỏi niệu quản bên trái đã 5 năm và đã được tán sỏi trước khi vào viện. Tuy nhiên, khi siêu âm và khám các bác sĩ đã phát hiện có 1 stent jj - một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản của bệnh nhân.
  • Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, đau lưng...
  • (MangYTe) - “Không ngờ là tôi có thể trị sạch sỏi niệu quản mà chẳng phải mổ một vết nào. Bạn bè nghe kể lại còn bảo tôi đùa”, chị Nguyễn Phương T vui vẻ kể lại hành trình điều trị căn bệnh sỏi niệu quản đã “đeo bám” nhiều năm qua. Tán sỏi niệu quản bằng laser chính là phương pháp “kỳ diệu” giúp chị T có được sức khỏe như ngày hôm nay.
  • Chào Mangyte, Em mới có chỉ định tán sỏi nội soi, không biết là chi phí thế nào, thời gian nằm viện bao lâu? Bởi vì em là sinh viên năm cuối, đang ôn thi nên sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhờ Mangyte cho em lời khuyên. (T. Thành - Q. Thủ Đức, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY