Ngoài nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả hai giới, niệu đạo cũng có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường Sinh d*c của nam giới.
Sau những chấn thương ở khu vực lân cận, quý ông có thể bị
hẹp niệu đạo. Bệnh này có thể gây suy thận, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị sớm.
hẹp niệu đạo là gì?
hẹp niệu đạo là một sẹo xơ ở bên trong hoặc xung quanh niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu do
chấn thương, viêm hoặc nhiễm khuẫn.
Ai có nguy cơ bị
hẹp niệu đạo?
hẹp niệu đạo thường gặp ở nam hơn nữ. Do niệu đạo nam dài hơn niệu đạo nữ nên dễ bị tổn thương
và bị nhiễm bệnh hơn.
hẹp niệu đạo hiếm khi gặp ở trẻ mới sinh và rất ít gặp ở phụ nữ.
Nguyên nhân nào gây
hẹp niệu đạo?
hẹp niệu đạo có thể xảy ra bất cứ nơi nào từ cổ bàng quang đến đầu D**ng v*t. Các nguyên nhân
phổ biến là chấn thương và nhiễm trùng như bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c hoặc tổn thương do
can thiệp qua niệu đạo. Tuy nhiên, một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
hẹp niệu đạo sau thường do chấn thương niệu đạo kết hợp với gãy xương chậu (Ví dụ: T*i n*n giao
thông, T*i n*n công nghiệp…). Xương chậu vỡ có thể làm di lệch hoặc gián đoạn niệu đạo. Những bệnh
nhân này hoàn toàn không thể đi tiểu và phải được đặt một ống thông trên xương mu để đưa nước tiểu
từ bàng quang ra ngoài. Chấn thương kiểu xoạc chân trên vật cứng, chấn thương trực tiếp vào dương
vật và đặt ống thông có thể dẫn đến
hẹp niệu đạo trước.
Ở người lớn,
hẹp niệu đạo có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, lấy sỏi, đặt ống thông
hoặc làm thủ thuật trong đường tiểu. Ở trẻ em,
hẹp niệu đạo thường gặp sau phẫu thuật tạo hình các
dị tật bẩm sinh của D**ng v*t và niệu đạo, nội soi bàng quang hoặc sau đặt thông tiểu lâu ngày.
Các triệu chứng của
hẹp niệu đạo là gì?
Một số triệu chứng sau có thể là dấu hiệu của
hẹp niệu đạo: tiểu khó, tòng nước tiểu chậm, lượng
nước tiểu giảm, máu trong nước tiểu, đau bụng dưới, tiết dịch niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu
ở nam giới, vô sinh.
Làm thế nào chẩn đoán
hẹp niệu đạo?
Niệu đạo giống như một vòi nước tưới cây. Khi bị hẹp dọc theo ống, dù ngắn hay dài, dòng chảy có
thể bị giảm đáng kể. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng dòng nước tiểu, bệnh nhân sẽ đi tiểu
thường xuyên, tiểu khó, dòng tiểu nhỏ... Bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm khuẩn niệu, viêm tuyến tiền
liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu tắc nghẽn trong thời gian dài có thể gây suy thận.
Chẩn đoán
hẹp niệu đạo bao gồm: khám lâm sàng, chụp hình niệu đạo bằng phim X-quang hoặc siêu âm
và đôi khi phải soi niệu đạo. Chụp niệu đạo là một xét nghiệm rất giá trị để đánh giá đoạn niệu đạo
bị hẹp. Chụp niệu đạo ngược dòng kết hợp với xuôi dòng dùng để xác định chiều dài tổn thương. Dựa
vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch phẫu thuật tạo hình.
Chụp niệu đạo ngược dòng giúp xác định số lượng, vị trí và mức độ hẹp của niệu đạo. Một chất cản
quang (chất lỏng có thể được nhìn thấy trên X-quang) được bơm vào niệu đạo ở đầu D**ng v*t cho phép
bác sĩ xem toàn bộ niệu đạo và vị trí đoạn niệu đạo bị hẹp. Siêu âm được thực hiện bằng cách đặt
một đầu dò giống như bút chì để xem niệu đạo và mô xung quanh.
Soi niệu đạo là thủ thuật mà bác sĩ đặt một ống soi nhỏ vào niệu đạo để quan sát bên trong.
Nghiên cứu này cho phép các bác sĩ nhìn thấy niệu đạo giữa đầu D**ng v*t và đoạn hẹp. Tất cả các
xét nghiệm này có thể được thực hiện tại phòng khám, giúp bác sĩ có thể đưa ra các khuyến cáo điều
trị.
Điều trị
hẹp niệu đạo như thế nào?
Lựa chọn điều trị cho bệnh
hẹp niệu đạo rất đa dạng, phụ thuộc vào chiều dài, vị trí và mô sẹo
liên quan đến đoạn hẹp. Các phương pháp điều trị bao gồm: nong làm rộng niệu đạo, cắt hẹp với laser
hoặc bằng dao cắt nội soi hoặc phẫu thuật tạo hình cắt nối, dùng vạt da hoặc với mảnh ghép.
Nong niệu đạo: thường được thực hiện ở phòng khám bằng cách gây tê tại chỗ, sử
dụng các que nong với kích thước tăng dần để làm rộng niệu đạo. Ngoài ra, đoạn hẹp cũng có thể được
nong bằng một bóng đặc biệt trên ống thông. Nong niệu đạo thường ít khi khỏi bệnh và cần phải được
định kỳ lặp đi lặp lại. Thủ thuật có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.
Xẻ niệu đạo: Thủ thuật này sử dụng một ống soi được thiết kế đặc biệt để đưa
vào niệu đạo cho đến khi gặp đoạn hẹp. Sau đó, người ta dùng một lưỡi dao hoặc sợi laser ở đầu ống
soi để cắt đoạn hẹp. Một ống thông được đặt vào niệu đạo trong một khoảng thời gian cho đến khi vết
thương lành. Thời gian để rút ống thông sau khi phẫu thuật có thể rất thay đổi.
Đặt stent niệu đạo: Thủ thuật này đặt một stent kim loại vào niệu đạo bằng cách
sử dụng một ống soi được thiết kế đặc biệt. Ưu điểm của điều trị này là "xâm lấn tối thiểu." Tuy
nhiên, nó chỉ phù hợp với rất ít trường hợp.
Tạo hình niệu đạo: Nhiều phẫu thuật khác nhau được sử dụng để điều trị, một số
trong đó yêu cầu một hoặc hai lần mổ. Trong mọi trường hợp, chọn lựa phẫu thuật phụ thuộc vào đặc
điểm của đoạn hẹp (chẳng hạn như vị trí, chiều dài và mức độ hẹp) và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu
thuật. Tuy nghiên, không có một phẫu thuật nào là thích hợp cho tất cả các tình huống.
Với đoạn hẹp ngắn có thể phẫu thuật cắt nối hai đầu (urethroplasty anastomotic). Khi đoạn hẹp
dài hoặc không thể cắt nối, một tổ chức mô có thể được chuyển đến để mở rộng đoạn hẹp (các phẫu
thuật dùng mô thay thế). Tạo hình bằng mô thay thế như vạt da D**ng v*t hoặc niêm mạc má có thể cần
phải được thực hiện từng thì ở những trường hợp khó.
Phòng ngừa
hẹp niệu đạo thế nào?
Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là tránh tổn thương niệu đạo và xương chậu. Nếu bệnh nhân
tự thông tiểu nên dùng chất bôi trơn và sử dụng ống thông nhỏ nhất.
hẹp niệu đạo có thể biến chứng sau nhiễm trùng do bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs) như
lậu và chlamydia. Khi bị nhiễm trùng, điều trị STI kịp thời và đầy đủ với kháng sinh thích hợp sẽ
giúp ngăn ngừa biến chứng này.
Theo PGS.TS.BS Trần Lê Linh Phương - Phụ nữ TPHCM