Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sớm nghiên cứu để có câu trả lời về các ca tái nhiễm Covid-19

(HNM) - Ngày 25-4, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh.

(HNM) - Ngày 25-4, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh.

Giải thích về những trường hợp này, pgs.ts trần đắc phu, cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam cho rằng, có nhiều quốc gia, như: trung quốc, hàn quốc, italia, tây ban nha... đã ghi nhận người bệnh khỏi rồi lại xét nghiệm dương tính với vi rút sars-cov-2. do đó, việc bệnh nhân tái nhiễm tại nước ta là điều hoàn toàn có thể xảy ra, dù không phải là số nhiều.

Theo pgs.ts trần đắc phu, kết quả điều tra ban đầu từ phía hàn quốc về các hiện tượng tái dương tính cho thấy, trong cơ thể bệnh nhân có thể có sự hoạt động trở lại của lượng vi rút còn tồn đọng. nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa phát triển được đủ để chống lại vi rút hoặc hệ miễn dịch bị yếu đi sau khi hồi phục, lượng vi rút trước đây chưa phát hiện có thể được kích hoạt trở lại. một giả thiết nữa được đặt ra là loại vi rút mới này có khả năng tồn tại trong trạng thái “ngủ” trước khi được kích hoạt trở lại.

Bên cạnh đó, theo phía hàn quốc, nguyên nhân cũng có thể do lỗi trong việc lấy mẫu, xử lý mẫu và xét nghiệm. tuy nhiên, đến nay, tại hàn quốc chưa ghi nhận trường hợp lây bệnh từ những ca tái nhiễm. do đó, bộ y tế đã giao cho các cơ quan chuyên môn sớm nghiên cứu để có câu trả lời về các ca tái nhiễm covid-19.

 Còn theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, tình trạng dương tính trở lại là do vi rút SARS-CoV-2 có thể đã bị khống chế ở tế bào trong cơ thể bệnh nhân nhưng khi xét nghiệm gen vẫn có thể tìm thấy xác vi rút. Lúc này xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả dương tính nhưng không có nguy cơ lây sang người khác.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, người bị nhiễm vi rút khi hết bệnh đa số thành người bình thường, không còn phát tán vi rút. Tuy nhiên, có một số nhỏ có thể chuyển sang thành người lành mang trùng, không triệu chứng nhưng trong người có vi rút. Thậm chí, còn có trường hợp, vi rút tồn tại trong họng nhưng tốc độ phát ra ngoài không nhiều nên không có sự lây nhiễm.

Do đó, biện pháp phòng bệnh trong cộng đồng tốt nhất vẫn là tuân thủ 3 “chìa khóa” quan trọng, đó là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/965743/som-nghien-cuu-de-co-cau-tra-loi-ve-cac-ca-tai-nhiem-covid-19)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY