Cây thuốc quanh ta hôm nay

Sơn tra- vị Thuốc kiện tỳ cho người béo phì

YHCT cho rằng béo phì đa phần là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên.

Tên khác: Chua chát, Sơn tra, Táo mèo, Sán sá (Tày), Co sam sa (Thái).

Tên khoa học: Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra), Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra); họ: Rosaceae.

Công dụng: Bổ (quả nhiều vitamin C). Kích thích tiêu hóa, huyết ứ, huyết áp cao (quả).

- Bắc (Crataegus pinnatifida) là một cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5 - 10cm, rộng 4 - 7cm, có 3 - 5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2 - 6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1 - 1,5cm, khi chín có màu đỏ thắm.

- Cây nam hay dã (Crataegus cuneata) cao 15m, có gai nhỏ 5 - 8mm. Lá dài 2 - 6cm, rộng 1 - 1,4cm, có 3 - 7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1 - 1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.

- Ở Việt Nam cây đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loài cây khác nhau:

- Cây chua chát, còn gọi là sán sá (Tày) có tên khoa học Malus doumeri (Bois) Chev. Hay Docynia doumeri (Bois) Schneid, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây cao 10 - 15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6 - 15cm, rộng 3 - 6cm, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3 - 6 hoa, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5 - 6cm, cao 4 - 5cm vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1 - 2, mùa quả tháng 9 - 10. Cây thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn.

- Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5 - 6m, cây non có cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3 - 5 thùy, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6 - 10cm, rộng 2 - 4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa hợp từ 1 - 3 hoa, cánh hoa màu trắng. 30 - 50 nhị. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3 - 4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9 - 10.

Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, độ cao trên 1.000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Franch.) Schneid mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 6 - 7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn.

- Trước đây hoàn toàn nhập từ Trung Quốc vào. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Như chúng ta thấy hai cây này đều khác chi thật (Crataegus) do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng.

- Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về, thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.

- Theo sự nghiên cứu Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit.

- Năm 1957 Viện Nghiên cứu Thực phẩm của Trung Quốc phân tích thấy protit 0,7%, chất béo 0,2%; hydrat cacbon 22%; caroten 0,00082%; vitamin C 0,0089%.

- Sơ bộ nghiên cứu Việt Nam (Lào Cai, Hoàng Liên Sơn) thấy có 2,76% tanin; 16,4% chất đường; 2,7% axit hữu cơ (tactric, xitric tính theo H2SO4).

- Các chất tan trong nước (cao khô) là 31% độ tan 2,25% tan hoàn toàn trong HCl (Lê Ánh, Bộ môn dược liệu, 1961).

- Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả loài Crataegus Oxyacantha và Crataegus Sanguina Pall ngoài chất tani fructoza còn có chất cholin, axetylcholin phytoterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit hữu cơ thuộc loại tritecpen như axit oleanic, urso và crataegic.

- Trong hoa các loại kể trên, có quexet quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong cây Crataegus Oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng crataegin và oxyacanthin.

- Quả được Pootguôcxki B. B. (1951) và Checnuxep (1954) thuộc Liên Xô cũ nghiên cứu thấy chế phẩm của làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích của cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của các glucozit chữa tim.

- Hoa và lá được nhân dân và y học châu Âu từ lâu làm Thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sàng, Thuốc chế từ hoa và lá làm mạnh tim, điều hòa sự tuần hoàn, giảm kích thích của thần kinh.

Hiện nay Đông y và Tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau.

Tây y coi sơn tra (hoa, quả, lá) là một chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn (tim, mạch máu) và giảm đau, an thần.

Đông y lại coi sơn tra là một vị Thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa.

Theo tài liệu cổ, có vị chua, ngọt tính ôn vào 3 kinh tỳ, vị và can; tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên, trong tài liệu cổ ghi về còn nói thêm là phá được khí, hành ứ, hóa đờm rãi, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích thối, huyết khối, giảm đau, đồng thời ghi chú rằng: “Ăn nhiều hao khí hại răng, những người gầy còm chớ ăn”.

Liều dùng trong Đông y: Ngày uống 3 - 10g dưới dạng sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các khác.

Bài Thuốc có vị sơn tra dùng cho người béo phì:

Triệu thị trừ chi giáng ứ ẩm gồm: câu kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g, đan sâm 30g, uất kim 10g, phục linh 20g, thảo quyết minh 15g, 15g, trạch tả 15g.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/son-tra-vi-thuoc-kien-ty-cho-nguoi-beo-phi-n165393.html)
Từ khóa: sơn trabéo phì

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Thịt thỏ chứa nhiều dinh dưỡng có hàm lượng protein như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, nhưng ít chất béo, hàm lượng cholesterol thấp, có các nguyên tố và sinh tố cần cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY