Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp, biểu hiện bằng viêm đau nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần đến dính khớp và biến dạng khớp.
viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp, biểu hiện bằng viêm đau nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần đến dính khớp và biến dạng khớp. Hẳn ai khi mắc bệnh cũng đều rất lo lắng nhưng nếu chúng ta biết chung sống hòa bình với nó thì cũng có thể xóa tan mọi cơn đau và nhanh khỏi bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và giảm thiểu sự gia tăng không ngừng của căn bệnh này?
Đặc điểm của bệnh viêm khớp dạng thấpĐa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Ở
viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch hướng đến mô hoạt dịch ở các khớp mà phản ứng từ hệ miễn dịch gây ra đau ở các khớp và khó vận động, một số trường hợp mắc bệnh khá nặng gây ra các cơn đau thường xuyên và phá hủy các khớp.Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân... đối xứng hai bên khớp, sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,... Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Biến chứng của bệnhviêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động. Ngoài ra, các biến chứng hay gặp ở bệnh nhân mắc
viêm khớp dạng thấp là: có thể bị loãng xương và dễ gãy do các loại Thu*c dùng để điều trị kháng viêm ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, phần xương gần khu vực khớp bị ảnh hưởng thường yếu nhất, do vậy gãy xương có thể xảy ra như hậu quả trực tiếp từ bệnh
viêm khớp dạng thấp;
viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến tim. Trong một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Journal of Internal Medicine, nguy cơ bị đau tim tăng 60% ở những người bị mắc chứng
viêm khớp dạng thấp. Điều này được giải thích do các khớp bị sưng sẽ lan rộng khắp cơ thể và dần đến tim.
Điều trị có khó?Việc điều trị bệnh này phụ thuộc khớp bị tổn thương, mức độ bị bệnh, thời gian bệnh. Do các triệu chứng
viêm khớp dạng thấp là khác nhau ở mỗi người nên cũng có những cách chữa trị khác nhau. Thường phải kết hợp nhiều biện pháp: nội, ngoại, vật lý, chỉnh hình.
Điều trị nội khoa: Thể nhẹ (giai đoạn I): Số khớp viêm ít, vận động gần như bình thường dùng các Thu*c giảm đau chống viêm thông thường như: aspirin, chloroquin. Kết hợp tập luyện, điều trị vật lý, điện châm, nước suối khoáng...Thể trung bình (giai đoạn II): Nhiều khớp bị viêm, vận động bị hạn chế. Dùng một trong các Thu*c chống viêm nonsteroid: indomethacine, diclofenac; piroxicam, có thể dùng corticoid liều trung bình (theo chỉ định của thầy Thu*c). Kết hợp vật lý trị liệu như trên.Thể nặng (giai đoạn III): Không đi lại được, vận động còn ít cần dùng các Thu*c corticoid liều cao, muối vàng, D-penicilamin, methotrexate (theo chỉ định của thầy Thu*c).
Có thể phẫu thuật khi bệnh nặng: Một số loại phẫu thuật có thể chữa trị
viêm khớp dạng thấp bao gồm chỉnh sửa các khớp và gân bị phá hủy hoặc thay thế chúng.
Có thể chung sống hòa bìnhviêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi, song có thể phòng các đợt viêm khớp tiến triển bằng việc dùng Thu*c kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách. Nếu duy trì các khớp luôn hoạt động có thể giúp bảo vệ bạn khỏi những biến chứng như bệnh tim. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn phù hợp như: bơi, đi bộ, song cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi bộ như thế vừa tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim mà không ảnh hưởng đến các khớp; Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; Luôn cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, tự xoa bóp các khớp khi có thể; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc; Bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp bạn có bộ xương chắc khỏe. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá, trứng cũng là lựa chọn cho người bệnh; Không uống rượu, không hút Thu*c lá, theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên trang Annals of the Rheaumatic Diseases cho thấy, 1/3 các trường hợp
viêm khớp dạng thấp nặng có liên quan đến hút Thu*c lá. Điều cần nói thêm là nếu bạn lo lắng và áp lực tăng nguy cơ bị
viêm khớp dạng thấp và thúc đẩy bệnh phát triển nhanh hơn. Do vậy, bên cạnh các biện pháp chữa trị thì các “kỹ thuật thư giãn”, các bài tập thể dục, phong cách sống, chế độ ăn... cũng là những yếu tố xóa tan cơn đau và hồi phục hoạt động cho cơ thể.Tiêu chuẩn của Hội Thấp học Mỹ 1987: Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 - 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần, chẩn đoán dương tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn, đó là: Cứng khớp buổi sáng: kéo dài ít nhất 1 giờ; Sưng đau ít nhất 3 nhóm khớp trong số 14 nhóm: ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên = 14); Sưng đau 1 trong 3 khớp của bàn tay: ngón gần, bàn ngón, cổ tay; Sưng khớp đối xứng; Có hạt dưới da; Phản ứng tìm yếu tố thấp huyết thanh dương tính (Waaler-Rose ); Hình ảnh Xquang điển hình.
Tuyến cơ sở thiếu cận lâm sàng: chẩn đoán có thể dựa vào các điểm sau: Phụ nữ 30-50 tuổi; Viêm nhiều khớp xa gốc chi; Khởi đầu từ từ, tiến triển ít nhất 6 tuần; Đau trội về đêm và cứng khớp buổi sáng.
BS. Đinh Thị Thanh