Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Viêm khớp dạng thấp là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng Thuốc

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn mãn tính có thể gây đau khớp và tổn thương khắp cơ thể. Tổn thương do RA gây ra thường xảy ra ở hai bên cơ thể.

viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mãn tính. bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như dính khớp, biến dạng khớp hoặc nguy hiểm hơn là bị bại liệt.

I. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là ra. là một bệnh rối loạn tự miễn dịch mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau trên cơ thể. bệnh xảy ra là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô trên cơ thể.

Không giống như tổn thương hao mòn của các bệnh viêm xương khớp khác, tổn thương do viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở hai bên cơ thể. chính vì điều này, khi người bệnh có một khớp bị ảnh hưởng ở một cánh tay hoặc chân thì chắc chắn khớp ở cánh tay hoặc chân kia cũng sẽ bị viêm. đây cũng là cách giúp bác sĩ phân biệt giữa viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác.

II. Triệu chứng bệnh viêm xương khớp dạng thấp

Viêm xương khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. bên cạnh đó, bệnh thường có xu hướng tác động đến các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân,… chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy đau nhức và sưng tấy ở vùng xương khớp bị ảnh hưởng. một khi bệnh tiến triển, triệu chứng đau nhức thường lan đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, vai và hông.

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khớp bị co cứng nặng vào mỗi buổi sáng và sau khi hoạt động. kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và sốt. bên cạnh các triệu chứng này ra, người bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua các triệu chứng không liên quan đến khớp. nguyên nhân là do bệnh tác động đến một số bộ phận trên cơ thể như:

    Mắt

Theo chuyên gia khoa xương khớp, triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở mỗi người thường không giống nhau. điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. tuy nhiên, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị và làm giảm nguy cơ biến chứng.

III. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch trên cơ thể tưởng lớp màng bao quanh khớp là “kẻ thù” và tấn công. đây chính là nguyên nhân khiến lớp màng bảo vệ này bị viêm. khi đó, dây chằng giữ khớp, các cơ gân bị suy yếu và căng ra. theo thời gian, khớp mất đi hình dạng và sự liên kết dẫn đến tình trạng sụn, xương khớp bị bào mòn và phá hủy.

Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp cũng có thể là do yếu tố di truyền. mặc dù gen không thực sự gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng chúng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. chẳng hạn, nếu bạn sống trong môi trường ô nhiễm hoặc nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút có thể gây bệnh. gen chính là tác nhân giúp vi khuẩn tấn công xương khớp và gây viêm.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Một số yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể:

Giới tính: theo các chuyên gia, phụ nữ thường có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.

    Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường hay gặp nhất là ở lứa tuổi trung niên.

IV. Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý khác như:

    Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp kéo dài cùng với việc sử dụng Thuốc điều trị có thể làm mất mật độ xương khiến xương dễ bị giòn và gãy.

Ngoài các biến chứng nêu trên, viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến khớp cổ tay gây hội chứng ống cổ tay. hoặc bệnh cũng tác động đến các bộ phận khác làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh phổi, tim mạch hoặc ung thư hạch,…

V. Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu thường khá giống các bệnh viêm khớp khác. chính vì vậy, bệnh thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán lâm sàng. ngoài việc kiểm tra tiền sử và xem khớp có bị sưng hoặc đỏ hay không, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác.

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm khớp dạng thấp hay không. xét nghiệm máu bao gồm những xét nghiệm liên quan như:

    Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF (Rheumatoid factor): Xét nghiệm máu này giúp tìm kiếm một loại kháng thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Nếu kết quả dương tính với RF, bệnh nhân có thể bị viêm khớp dạng thấp.

2. Chụp hình ảnh

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân chụp X – quang để kiểm tra và theo dõi sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chụp cộng hưởng từ hoặc thực hiện các xét nghiệm siêu âm để giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

VI. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Không có cách điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng người bệnh cũng có thể quản lý triệu chứng bệnh bằng những cách sau:

1. Dùng Thuốc

Để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn Thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà họ sẽ đưa ra liều lượng và thời gian điều trị khác nhau ở mỗi người.

Một số loại Thuốc thường dùng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như:

    Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Thuốc này có tác dụng làm giảm đau và giảm viêm. Các loại Thuốc thuộc nhóm Thuốc chống viêm thường được bác sĩ kê đơn như Naproxen natri (Aleve) hoặc Ibuprofen (Advil và Motrin IB). Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân không nên lạm dụng Thuốc. Bởi Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, tim và thận.

Bên cạnh việc dùng Thuốc, bác sĩ cũng có thể khuyên bệnh nhân áp dụng các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Các động tác từ những bài tập này sẽ giúp khớp và hệ thống dây chằng, gân trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn, giúp giảm đau và viêm.

2. Phẫu thuật

Nếu Thuốc và bài tập vật lý trị liệu không giúp giảm đau, viêm và ngăn ngừa quá trình tổn thương khớp thì phẫu thuật chính là giải pháp điều trị hữu ích. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện một trong những biện pháp phẫu thuật sau đây:

    Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp này giúp loại bỏ lớp lót bị viêm của các khớp như khớp hông, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối.

Phẫu thuật giúp sửa chữa những khớp bị hư hỏng và giúp khôi phục lại chức năng của khớp. tuy nhiên, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng đều thực hiện phẫu thuật. bởi phương pháp này luôn tìm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe như đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật. do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

VII. Biện pháp khắc phục viêm khớp dạng thấp tại nhà

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp ngay tại nhà bằng cách điều chỉnh lối sống. chẳng hạn như:

    Tập thể dục thường xuyên: Thể dục không chỉ giúp cải thiện phạm vi chuyển động, giúp khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn mà còn giúp máu lưu thông dễ dàng. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục với cường độ thấp có thể giúp giảm áp lực tác động của cơ thể lên các khớp xương nâng đỡ. Điều này giúp làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại dầu như dầu cá hoặc dầ hoa anh thảo để cải thiện bệnh. Những loại dầu này đều chứa acid omega – 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp làm chậm quá trình viêm gây tổn thương khớp.

Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến khớp bị bào mòn, biến dạng và dịch ra khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. chính vì vậy, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh. tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với bạn.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-khop-dang-thap)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY