Theo đó, làn sóng thứ hai tàn phá châu âu có thể suy yếu vào cuối tháng 12 hoặc đầu năm 2021. "nó phụ thuộc vào bản thân virus, điều kiện môi trường, các biện pháp hạn chế và mức độ tuân thủ của người dân", hội đồng khoa học cho biết.
Song ngay cả khi các biện pháp ngăn chặn được thực hiện ở nhiều nước, dịch bệnh vẫn có thể quay lại nếu thiếu vaccine. Khuyến cáo đưa ra hôm 2/11, trong bối cảnh cả lục địa đang gồng mình đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai, số ca mắc mới tăng đột biến.
"Khả năng những biện pháp này, dù đã được tối ưu hóa, vẫn không đủ để ngăn ngừa các làn sóng khác. Chúng ta có thể đón một số đợt bùng phát liên tiếp vào mùa đông và mùa xuân năm 2021", báo cáo nói thêm.
Điều kiện thời tiết, sự hiệu quả của quy định giãn cách có thể ảnh hưởng đến mức nghiêm trọng và độ dài của các đợt lây nhiễm tiếp theo.
Hội đồng Khoa học nhấn mạnh nhiều chiến lược khả thi đối phó với sự trở lại của dịch bệnh. Một trong số đó là việc phong tỏa một phần, có chọn lọc, để hạn chế sự lan truyền của virus. Dù vậy, khả năng thích ứng của công chúng là trở ngại.
Người dân Italy đeo khẩu trang khi đi dạo tại Đài phun nước Trevi, Rome, tháng 8/2020. Ảnh: Reuters
"Liệu người Pháp có chấp nhận hay không? Liệu điều này có tốt cho nền kinh tế? Các câu hỏi vẫn còn đó và chưa có lời giải ở thời điểm hiện tại", cơ quan này kết luận.
Tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố lệnh giãn cách xã hội toàn quốc, kéo dài đến 1/12. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng thông báo phong tỏa một phần kể từ 4/11. Đức áp dụng các biện pháp tương tự. Người dân nước này phải ở yên trong nhà. Tất cả quán bar, nhà hàng, rạp hát và rạp chiếu phim đóng cửa. Tây Ban Nha áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm và chính phủ Italy vừa công bố những hạn chế mới.
Tại Pháp, ông Macron cho biết mục tiêu của lệnh giãn cách là giảm số ca nhiễm ngày xuống còn 5.000. Hiện nước này ghi nhận khoảng 40.000 đến 50.000 trường hợp dương tính mới mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến làn sóng covid-19 thứ hai tại châu âu phần nhiều bắt nguồn từ mùa hè. các quốc gia vội vàng nới giãn cách xã hội mà không củng cố lại hệ thống y tế. một số khu vực mở cửa trước khi thực sự kiểm soát được dịch bệnh. hệ thống truy vết tiếp xúc chưa đủ sẵn sàng cho điều này.
Chủ đề liên quan:
Câu chuyện sức khỏe châu âu Covid 19 Covid 19 tại châu Âu COVID_19 làn sóng Covid 19 thứ hai phân tích