Nghiệp chướng là gì?
Vua Di Lan hỏi ngài Na Tiên: “Người trong đời ai cũng có tứ chi đầy đủ: đầu, mặt, mắt, tay và thân thể… Nhưng sao có người sống lâu, có kẻ ch*t yểu, cho đến người bệnh ít, bệnh nhiều, nghèo – giàu, cao – thấp, đẹp đẽ – xấu xí; lại có người được người ta tin cậy, có người bị người ta nghi ngờ; có kẻ thông minh, có người ngu muội. Tại sao có sự bất đồng như thế thưa Ngài?”.
Ngài Na Tiên đáp: “Ví như trái cây của các thứ cây: có thứ cay, chua, thứ đắng, ngọt – Ngài hỏi lại nhà vua – vì sao nó sai khác như thế, tâu Đại vương?”.
Vua đáp: “Vì trồng nhiều thứ cây khác nhau”. Ngài nói: “Cũng giống như người trồng cây kia. Bởi hành động tạo tác của mỗi người sai khác chẳng đồng, chẳng ai giống ai, cho nên mới có quả báo sai biệt như Đại vương vừa kể trên. Và còn thêm nữa: ai cũng có cái miệng mà sao có kẻ nói ra tiếng, mà có người lại câm! Cho nên kinh Phật dạy: giàu sang, nghèo hèn, xấu tốt là đều do sự tạo tác của đời trước mà có, thời thiện ác tùy theo tự thân mình mà có được vậy.
Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời phật dạy
Mỗi người hiện hữu trên cõi đời đều có những nghiệp báo riêng, chẳng ai giống ai. nghiệp báo là nghiệp quả báo ứng. nghiệp nhân ta gây thì nghiệp quả ta phải gánh chịu. cũng giống như ta trồng cây nào thì ta sẽ nhận quả của cây đó. nghiệp nói chung là hành động tạo tác theo thói quen của mỗi người. nghiệp có thiện có ác. chúng ta làm việc thiện thì gặp phước báo thiện, làm ác thì gặp ác báo. nghiệp tạo nên từ nơi thân, khẩu, ý. làm lành, nói lành thì tạo nên quả báo lành, còn làm ác, nói ác thì tạo ra quả báo ác.
Chính từ nghiệp, nó sẽ phát xuất ra kết quả như một tác động của luật nhân quả. nếu như một người thiếu sự tu tập thì sẽ phóng túng, buông lung để cho sức mạnh của nghiệp chi phối nội tâm của mình. ta cứ phóng tâm theo sự biến chuyển của ngoại cảnh, sống trong những vọng tưởng của tâm thức mà không có khả năng chế ngự. phật dạy nếu chúng ta đã phạm phải một nghiệp xấu, chúng ta cũng không nên hoảng sợ hay chán nản, mà phải cố gắng điều chỉnh lại cho đúng. để làm được điều này, trước tiên chúng ta phải tích cực gây tạo nhiều nhân tốt. và điều quan trọng hơn là để tránh các nghiệp xấu, ta phải giảm tối thiểu những tư tưởng tội lỗi, ích kỷ, ganh tỵ, hiềm khích, oán ghét, nóng giận.
Tự bản thân của chúng ta phải dùng trí tuệ để quán chiếu, nhận thức được những thiện niệm và bất thiện niệm sinh khởi trong tâm mình rồi diệt trừ nó. Ngoài ra, không ai có thể làm việc ấy cho chúng ta được, ngay cả đức Phật. Ngài cũng dạy rõ ràng: Ngài chỉ có thể hướng dẫn đường phải đi và phải làm, chứ Ngài cũng không đi thay hoặc làm thay cho bất cứ ai được.
Bởi vậy, là người học phật, chúng ta phải tích cực gieo tạo thiện nghiệp để chuyển hóa những khổ đau để có được sự an lạc hạnh phúc thật sự.
Đầu thai chuyển kiếp theo quan điểm Phật giáo
Thích Nhuận Thạnh