Nhưng khi vào Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 khám, bác sĩ (BS) kết luận bị trào ngược bàng quang niệu quản độ IV, cả hai thận đều bị tổn thương.
Chị Trang, mẹ của bé C. cho hay, cách đây hơn một năm, thấy con bị sốt, tiểu đục, đau bụng, chị ra tiệm Thu*c Tây gần nhà mua Thu*c cho con uống. Người bán Thu*c nói bé bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau khi cho bé uống Thu*c bảy ngày, thấy con hết sốt, hết tiểu gắt, chị nghĩ đã trị đúng bệnh.
Nhưng ba tháng sau, những triệu chứng cũ tái diễn. Lần này, bé uống Thu*c hơn nửa tháng mới giảm triệu chứng và chỉ hai tháng sau lại sốt, tiểu đục, đau bụng. Thấy bé C. quấy khóc, không chịu ăn uống, sốt đi sốt lại… chị đưa con lên BV Nhi Đồng 2.
Qua thăm khám, xét nghiệm cho thấy bé bị trào ngược bàng quang niệu quản (BQNQ) độ IV. Các BS buộc phải chỉ định mổ cho bé để ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận như sẹo thận, suy giảm hoặc mất chức năng thận.
Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Bé N.T. sáu tuổi ở Q.Gò Vấp nhập BV Nhi Đồng 2 trong tình trạng đau bụng, tiểu gắt, tiểu hôi bất thường, kết quả siêu âm cho thấy hai niệu quản dãn, bên trái dãn rất to. Cả hai thận đều bị tổn thương, đặc biệt thận trái đã bị teo, xơ sẹo, chức năng chỉ dưới 30%.
Thận bên phải cũng tổn thương nhưng ít hơn, giảm khoảng 5% chức năng. Trước đó, bé cũng bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần, gia đình tự mua kháng sinh cho bé uống. Sau mỗi đợt Thu*c bé hết sốt, không than đau khi đi tiểu nên gia đình tưởng rằng bệnh không mấy nghiêm trọng.
Thông thường nước tiểu chỉ đi một chiều từ thận xuống bàng quang, nhưng với bệnh lý trào ngược BQNQ thì nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên thận, theo đó vi trùng sẽ xâm nhập vào thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu, dãn niệu quản và tổn thương thận, suy thận.
Áp lực nước tiểu từ bàng quang lên thận quá cao sẽ làm giảm việc tưới máu đến thận cũng sẽ gây sẹo thận, tổn thương thận. Bệnh hình thành từ sự bất thường của đoạn niệu quản cắm vào bàng quang. Thay vì có chức năng như một chiếc van đóng nắp lại khi bàng quang đầy nước tiểu, niệu quản lại mở nên nước tiểu bị trào ngược lên thận.
Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi và bé gái bị nhiều hơn bé trai, được chia thành năm cấp độ: từ I-V. Độ I-II là nhẹ, chỉ dãn 1/2 niệu quản, còn độ IV-V là đã biến dạng thận.
Dấu hiệu đặc trưng của nhiễm trùng đường tiểu cũng như trào ngược BQNQ là sốt, tiểu đục (có màu như nước vo gạo), nước tiểu có mùi hôi, tiểu gắt. Riêng ở trẻ sơ sinh, thường bị: tiêu chảy, nôn ói và sốt.
Có rất nhiều trường hợp, khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu, phụ huynh thường tự trị bệnh cho con bằng cách ra tiệm Thu*c Tây mua Thu*c cho uống. Với cách tự điều trị như vậy, cha mẹ vô tình hại con, bởi chỉ trị bệnh đằng “ngọn”.
ThS.BS Phạm Ngọc Thạch - Trưởng khoa Niệu, BV Nhi Đồng 2 lưu ý: “Nhiễm trùng đường tiểu sẽ để lại di chứng nặng nề: sẹo thận, chức năng thận suy giảm và nặng nề hơn là thận bị mất chức năng. Khi thận đã suy giảm chức năng thì không thể phục hồi lại được 100%.
Ngoài ra, bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng cao huyết áp ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự mua Thu*c kháng sinh cho bé uống khi thấy con có những triệu chứng trên.
Bởi mỗi lần bị nhiễm trùng đường tiểu là mỗi lần sẹo thận được hình thành, thận bị mất đi một phần chức năng. Có trường hợp trẻ mới 7-8 tuổi vào viện với tình trạng trào ngược BQNQ khi cả hai thận đã bị mất chức năng, phải chạy thận nhân tạo và chờ ghép thận”.
Dù đây là bệnh lý rất nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì chức năng của thận sẽ được hồi phục, bảo toàn. Bệnh trào ngược BQNQ cũng có khả năng tự hết, nhất là ở lứa tuổi trước sáu tháng.
Do đó khi được phát hiện, trẻ sẽ được điều trị nội khoa bằng kháng sinh dự phòng, uống Thu*c mỗi ngày theo phác đồ cho đến khi bệnh tự giảm hoặc đến lúc điều trị phẫu thuật. Thời gian uống kháng sinh dự phòng kéo dài từ vài tháng có khi đến vài năm.
Trong thời gian điều trị kháng sinh dự phòng này, trẻ vẫn phải được kiểm soát bệnh chặt chẽ, nếu nhiễm trùng xảy ra nhiều hơn hai lần, bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng phẫu thuật để cắm lại niệu quản vào bàng quang.
Ngoài mổ mở thông thường, còn có một dạng phẫu thuật ít xâm lấn là chích chất keo sinh học (Defl ux) chống trào ngược bằng phương pháp nội soi qua đường tiểu dưới, làm hẹp lỗ đổ của niệu quản vào bàng quang, từ đó hạn chế sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận.
Đặc biệt, bệnh lý trào ngược BQNQ có thể có dấu hiệu từ khi bé còn trong bụng mẹ. Thai phụ qua siêu âm tiền sản nếu thai nhi có những dấu hiệu như: dãn niệu quản, dãn bể thận, thận ứ nước… cần được tầm soát bệnh sau sinh. Với những trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt, tiểu đục, tiểu hôi tái phát nhiều lần, cần đưa trẻ đến chuyên khoa để tầm soát nhằm có hướng điều trị phù hợp, tránh tổn thương, nguy hiểm cho trẻ.
Chủ đề liên quan:
alobacsi.com bàng quang coi chừng nhiễm trùng đường tiểu niệu quản tiểu đục trào ngược trào ngược bàng quang niệu quản