Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
Đôi khi dẫn đến các biến chứng nặng như: chít hẹp thực quản, thực quản Barrett (thượng mô trụ của đoạn thấp thực quản bị thay thế bởi mô giống như của ruột - chuyển sản ruột - dễ dẫn đến loạn sản và ung thư), loét, và chảy máu.
Đây là bệnh khá phổ biến ở các nước phương Tây với tần suất từ 15 - 30% dân số, trong khi ở Việt Nam bệnh này chỉ mới được nói đến nhiều trong những năm gần đây. Bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thanh quản, hen…
Nguyên nhân của bệnh
trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra khi các cơ chế chống trào ngược tại chỗ nối giữa thực quản và dạ dày không hoạt động tốt. Điều này có thể do cơ thất thực quản dưới bị yếu nên không thể đóng kín thực quản khi xảy ra dòng trào ngược của dịch vị acid từ dạ dày lên.
Các yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh dễ xảy ra bao gồm: thoát vị hoành (tình trạng một phần dạ dày nằm lên phía trên cơ hoành), phụ nữ có thai, bệnh xơ cứng bì, tình trạng béo phì, Thu*c lá và rượu bia, việc sử dụng một số Thu*c trong điều trị tăng huyết áp, hen, chống trầm cảm…
Triệu chứng và chẩn đoán bệnh
Triệu chứng chính thường gặp là ợ nóng với cảm giác nóng rát ở vùng ngực sau xương ức, từ thượng vị lan lên cổ và họng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn và khi ở tư thế khi cúi gập người, hoặc khi nằm, và thường tăng lên về đêm.
Khi xảy ra ợ nóng hai hay nhiều lần hơn mỗi tuần thì có thể đó là triệu chứng của bệnh
trào ngược dạ dày - thực quản. Khi đó nên đi khám bác sĩ để được nội soi thực quản-dạ dày xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, chỉ có dưới 50% các trường hợp là có các tổn thương khi làm nội soi chẩn đoán.
Phân loại mức độ bệnh
Mức độ của tình trạng viêm thực quản có thể phân chia thành 4 cấp độ qua nội soi theo phân loại Los Angeles:
Độ A: có ít nhất một vết nứt niêm mạc không dài quá 5mm, không có vết nứt nào kéo dài từ đỉnh nếp niêm mạc này sang tới đỉnh nếp niêm mạc khác.
Độ B: có ít nhất một vết nứt niêm mạc dài hơn 5mm, không có vết nứt nào kéo dài từ đỉnh nếp niêm mạc này sang tới đỉnh nếp niêm mạc khác.
Độ C: các vết nứt niêm mạc dài, nối liền giữa các đỉnh của hai hay nhiều hơn các nếp niêm mạc nhưng không xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản.
Độ D: các vết nứt niêm mạc xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản.
Điều trị như thế nào?
Tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, có thể phối hợp các phương pháp sau đây:
Làm giảm độ acid của dạ dày bằng các Thu*c kháng acid (làm trung hòa acid trong dạ dày), các Thu*c kháng H2 (làm giảm tiết acid ở dạ dày), và các Thu*c ức chế bớm proton (làm giảm tiết acid tốt nhất, duy trì độ pH của dạ dày trên 4). Người ta khuyến cáo nên dùng Thu*c ức chế bơm proton ngay từ đầu, chi phí điều trị cao nhưng bù lại có thể làm giảm triệu chứng nhanh nhất và giảm được số lần phải tái khám.
Thay đổi lối sống:
- Bỏ Thu*c lá, rượu bia, cà phê, các thức ăn và gia vị cay chua…
- Tránh cúi gập người, tránh vận động hoặc đi nằm ngay sau khi ăn.
- Cố gắng giảm cân nếu bị béo phì.
- Tránh mặc quần áo bó sát, thắt lưng quá chặt.
- Ngủ nằm đầu cao bằng cách kê cao đầu giường khoảng 15 - 20cm.
- Tránh ăn quá no, nên chia ra nhiều bữa nhỏ.
Các điều trị khác:
Khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, có thể sử dụng các phương pháp điều trị xâm hại tối thiểu như: điều trị bằng nhiệt độ cực thấp, cắt niêm mạc nội soi, điều trị bằng laser hay sóng cao tần.
Cần lắm mới phải làm phẫu thuật khâu gấp đáy vị của dạ dày quanh đoạn dưới thực quản để tăng cường cho cơ thắt dưới thực quản, chống trào ngược. Trong các trường hợp thực quản Barrett với loạn sản nặng hay ung thư thực sự, cân nhắc khả năng cắt bỏ phần lớn thực quản.
Mangyte.vn
Theo ThS.BS. Võ Ngọc Quốc Minh - Sức khỏe và Đời sống