Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Tính đến cuối tháng 5/2019, cả nước đã ghi nhận hơn 67.000 ca mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018, trong đó có 3 người đã Tu vong.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế dự báo, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng tăng và có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới do ảnh hưởng của thời tiết nếu không có các biện pháp quyết liệt phòng chống. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM, nhiều bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị, có ca phải cấp cứu. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, đã ghi nhận hơn 470 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Nguy hiểm là nhiều dấu hiệu sốt xuất huyết giống sốt siêu vi thông thường ban đầu nên phụ huynh dễ nhầm tưởng. Vì vậy, việc là vô cùng quan trọng.

Bệnh Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng lưu hành với 50-100 triệu người mắc bệnh và tỷ lệ Tu vong lên tới 2,5% hàng năm. Hiện nay, bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh, bệnh có thể gây thành dịch lớn, bệnh nặng có thể gây Tu vong.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virut Dengue và mắc bệnh. Ở những vùng bệnh lưu hành nặng như miền Nam và Nam Trung Bộ nước ta, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 15 tuổi thường cao hơn; còn ở các vùng khác tỷ lệ mắc bệnh giữa trẻ em và người lớn là ngang nhau.

Phun hóa chất diệt muỗi xung quanh khu nhà ở.

Đối với trẻ em: Bệnh thường khởi phát sốt cao đột ngột kéo dài từ 2- 7 ngày kèm theo dấu hiệu: mặt đỏ, da sung huyết, đau nhức cơ khớp, đau đầu, có trường hợp kèm theo đau họng, viêm kết mạc, buồn nôn và nôn, tiếp đến là xuất huyết những chấm đỏ vùng cẳng tay, chân, nách, ngực, thắt lưng, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu, gan to, một số trường hợp diễn biến sốc biểu hiện chân, tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp kẹt không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần được nhập viện cấp cứu điều trị kịp thời.

Đối với người lớn: Khi nhiễm bệnh có hai dạng sốt xuất huyết thường gặp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài và xuất huyết nội tạng.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn diễn biến bất thường và triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày. Sốt xuất huyết người lớn nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu...

Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng (thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não): Sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa ở người lớn biểu hiện ban đầu rất bình thường chỉ sốt, không nổi ban. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh người mệt mỏi... Sốt xuất huyết gây xuất huyết não cũng rất khó nhận biết, vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, bị liệt có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê rồi dẫn đến Tu vong.

Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Những dụng cụ chứa nước như: chum vại, bể, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, phuy chứa nước, dụng cụ chứa nước bằng nhựa, bát kê chân tủ đựng thức ăn trong bếp, bể chứa nước trong nhà tắm, bể chứa nước không có nắp đậy, giếng nước cạn, khay nước của tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, lọ hoa ở trong nhà, dụng cụ chứa nước quanh nhà những nơi râm mát.

Diệt muỗi và diệt lăng quăng là biện pháp chủ động phòng bệnh hữu hiệu và đơn giản nhất. Do đó cần:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; Đậy kín các vật dụng chứa nước để không có lăng quăng; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải đọng nước ở trong nhà và xung quanh nhà không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Những người có dấu hiệu bị bệnh sốt xuất huyết nên đến các cơ sở y tế quận huyện để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc điều trị đúng cách. Không tự ý điều trị tại nhà.

Trong trường hợp nặng người bệnh có các dấu hiệu của suy tuần hoàn: mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt (chênh lệch dưới 20mmHg) hoặc tụt huyết áp so với tuổi, da lạnh và ẩm, tình trạng tâm tinh thần thay đổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm để xác định Ca bệnh SD/SXHD (sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue) phân lập virut Dengue hoặc xét nghiệm huyết thanh. Bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.

BS. Quang Huy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-dang-vao-mua-can-chu-dong-phong-benh-n159488.html)

Tin cùng nội dung

  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Tết Ất Mùi đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Điều đó đồng nghĩa gia tăng việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY