Đây gần như là mức tăng lớn nhất về số ca Tu vong trong vòng 24 giờ đối với bất kỳ nước nào, chỉ đứng sau con số 252 ca Tu vong mới mà Trung Quốc ghi nhận hôm 13/2 đúng 2 người.
Sau khi tuyên bố phong tỏa toàn quốc, chính phủ Italy tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp khác, bao gồm đóng cửa, quán bar, nhà hàng, hầu hết các cửa tiệm; cấm việc đi lại khi không thực sự cần thiết.
Dù đã có các nỗ lực và giải pháp mạnh mẽ song cho đến nay số ca Tu vong tại Italy vẫn không ngừng tăng. Tỷ lệ Tu vong của Italy được ước tính là 7% trên tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2, cao hơn hẳn so với trung bình thế giới.
Giới chức Italy giải thích nguyên nhân là do nước này có tỷ lệ người già cao và số người ch*t do dịch bệnh chủ yếu là người trên 80 tuổi với các chứng bệnh nền.
Bộ Y tế Italy cho biết có thể tăng số giường điều trị tích cực lên 50% trên cả nước, nhưng một nguồn tin từ Bộ này thì “có thể vẫn chưa đủ đối với các vùng như Lombardy nếu chúng ta không thể ngăn lây lan”.
Tính đến 8h00 sáng nay, dịch COVID-19 có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn thế giới có 145.444 ca mắc, 5.418 ca Tu vong do COVID-19. Trong đó, Trung Quốc nơi được cho là ổ dịch lớn nhất thế giới ghi nhận 10 ca mắc mới và không có người Tu vong sau 1 ngày.
Hàn Quốc sau những ngày số ca mắc tăng cao thì đã phần nào khống chế được, với số ca dương tính SARS-CoV-2 sau 24 giờ là 110 và 5 ca Tu vong. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 7.979 người, 71 người Tu vong.
Tây Ban Nha ghi nhận 2.086 ca mắc và 47 người Tu vong, nâng số ca mắc tại quốc gia này lên 5.232 người và số ca Tu vong lên 133.
Tại Đức, tính đến 7h45 sáng nay đã ghi nhận 3.675 người mắc COVID-19 (tăng thêm 930 người) và 8 người Tu vong (tăng 2).
Ở Pháp, số người mắc bệnh và Tu vong vẫn gia tăng. Hiện quốc gia này có 3.661 ca mắc bệnh (tăng 785) và 79 ca Tu vong (tăng 18) so với ngày hôm qua.
Người dân bên ngoài bệnh viện Creil tại Pháp, nơi đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 (Ảnh: Reuters)
Trước tình hình dịch bệnh gia tăng ở các nước trên, giới chuyên gia đánh giá: Một bộ phận dân chúng và lãnh đạo các nước châu Âu và Bắc Mỹ chưa cảnh giác với bệnh dịch này, coi COVID-19 chỉ như cúm mùa thể nặng và khó xảy ra với nước mình.
Tổng thống Mỹ Donal Trump cũng như một số nguyên thủ quốc gia khác từng so sánh COVID-19 với cúm mùa và cho rằng cúm mùa làm nhiều người ch*t hơn mà tình hình có sao đâu.
Tâm lý này dẫn tới chỗ không có biện pháp phòng ngừa quyết liệt nào được đưa ra và dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Người dân không đeo khẩu trang vì cho rằng phải có bệnh mới đeo, chứ không phải để hạn chế nguy cơ lây từ người khác sang. Thậm chí, nhiều người khó chịu và có thái độ không tốt với người đeo khẩu trang.
Một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại ở châu Âu và Bắc Mỹ, bởi những nơi này đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân trong khi châu Á (nhất là Đông Á, Đông Nam Á) đề cao yếu tố tập thể hơn. Nền văn hóa này khiến châu Âu khó hành động quyết liệt trong việc ngăn chặn dịch – các biện pháp này nếu được thực thi sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do đi lại của người dân.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên xe cứu thương tại Kirkland, bang Washington, Mỹ. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Nếu như trước đây các nước châu Âu cho rằng việc Trung Quốc để dịch bệnh lây lan là do giấu dịch và yếu kém trong xử lý, thì hiện tại Trung Quốc đã kiểm soát được bệnh dịch với số người mắc và Tu vong giảm tối đa. Thậm chí, Trung Quốc đã có dấu hiệu vượt qua đỉnh dịch. Còn giờ đây, SARS-CoV-2 đã lan ra nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ, có những nơi dịch bùng phát mạnh. Có thể thấy, dịch bệnh chẳng chừa quốc gia, dân tộc nào.
Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các nước trên rõ ràng đã hiện hữu không thể chối cãi. Thủ tướng Đức Merkel mới đây nói rằng có thể có tới 70% dân số nước Đức sẽ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tương tự, các chuyên gia dịch tễ học nước Mỹ cũng cho rằng sẽ có tới 70 triệu -150 triệu (gần một nửa dân số Mỹ) sẽ mắc bệnh.
Trước số ca Tu vong trên toàn thế giới vượt xa ngưỡng 5.000 ca, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh "đây là một cột mốc bi thảm".
Tổng Giám đốc WHO nhận định rằng châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu và cảnh báo không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát.
Số người nhiễm bệnh và các ca Tu vong được báo cáo mỗi ngày ở châu Âu nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, và châu Âu hiện đã là "trung tâm" mới của đại dịch toàn cầu COVID-19.
Ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia phải tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý mọi trường hợp, để phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh. Mỗi trường hợp được tìm thấy và được điều trị sẽ đều hạn chế sự lây lan của dịch bệnh .
Theo Tổng Giám đốc WHO, bất kỳ quốc gia nào có suy nghĩ "dịch bệnh sẽ không xảy ra với chúng tôi" là đang phạm phải sai lầm "ch*t người."
Chủ đề liên quan:
ca mắc châu âu chủ quan Covid 19 đại dịch hàn quốc italy Thành Trung trung quốc trung tâm