Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sử dụng ngải cứu như một bài Thuốc chữa bệnh hiệu quả

Theo đông y, ngải cứu có tính vị quy kinh, có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào cả 3 kinh là: can, tỳ, phế có tác dụng điều hòa khí huyết, khu phong, trừ thống, cầm máu và giảm đau.

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu

Điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Điều trị cơ thể suy nhược: Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr Thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Ngải cứu là một thực phẩm phòng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. ảnh minh họa

Cầm máu: Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị. Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Nhanh lành vết thương: Trong ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.

Trị mụn nhọt: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Chú ý khi sử dụng ngải cứu

Hại gan: Nếu bạn dùng quá nhiều ngải cứu, có thể gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính, viêm gan vàng da, gan to, nước tiểu đục hoặc có lẫn dịch mật.

Ngộ độc: Nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bị ngộ độc.

Ảnh hưởng thần kinh: Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương của bạn có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương.

Dễ sảy thai trong 3 tháng đầu: Theo các nhà khoa học khuyến cáo rằng, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Theo Hạnh Chi/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/su-dung-ngai-cuu-nhu-mot-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua-d71804.html?fbclid=IwAR2G2J9uL5y9rm01yJoBIZlzLq1M3FS77TlgjyiaucpRh6fBr_aJZCp9tP4

Theo Hạnh Chi/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/su-dung-ngai-cuu-nhu-mot-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua/20211016092228216)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY