Kinh tế xã hội hôm nay

Sử dụng trái phép chất M* t*y: “Người bệnh” hay “tội phạm”?

Coi người nghiện là tội phạm hay người bệnh, người sử dụng M* t*y ở mức nào thì bị coi là nghiện M* t*y... là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm quanh Dự thảo Luật Phòng, chống M* t*y (sửa đổi). Theo các đại biểu Quốc hội, cần phân định rõ các khái niệm quanh vấn đề này để xác định các đối tượng, có biện pháp tương xứng về mặt pháp luật.
Công an kiểm tra hành chính các đối tượng bị bắt quả tang trong khi “bay lắc” tại tại cơ sở kinh doanh karaoke Royal TP Huế.

Thống kê của bộ công an, năm 2009, cả nước có khoảng 146.000 người nghiện M* t*y có hồ sơ quản lý. sau 10 năm, đến năm 2019 con số này là khoảng 225.000 người, tức là tăng 72.000 người. vì vậy, với hướng đi của dự luật tập trung cho mục tiêu ngăn ngừa việc phát sinh thêm người nghiện M* t*y và can thiệp sớm hơn bằng việc bổ sung chế định quản lý người sử dụng trái phép chất M* t*y là cần thiết.

So với luật hiện hành, dự thảo luật phòng, chống M* t*y (sửa đổi) đã tách khái niệm “tội phạm về M* t*y” ra khỏi “tệ nạn M* t*y” nhằm xác định đúng tính chất. đồng thời bổ sung khái niệm: người sử dụng trái phép chất M* t*y là người tự ý hoặc đồng ý cho người khác đưa chất M* t*y vào cơ thể mình mà không được sự cho phép của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. việc bổ sung khái niệm này để phân biệt với “người nghiện M* t*y”, ngăn chặn họ tiếp tục sử dụng và dẫn đến nghiện; kịp thời giám sát, quản lý, giáo dục không để họ gây rối trật tự, đe dọa tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản của người khác.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần phân định rõ khái niệm “người sử dụng trái phép chất M* t*y” và “người nghiện M* t*y”. theo đại biểu nguyễn thị thủy (đoàn bắc kạn), cần thiết phải phân định chính xác hai trường hợp này để có những biện pháp tương xứng về mặt pháp luật. các luật hiện hành chỉ quy định quản lý đối với người nghiện, không có quy định quản lý đối với người sử dụng trái phép chất M* t*y và những người có hành vi tàng trữ M* t*y. nếu bị phát hiện, người sử dụng trái phép chất M* t*y chỉ bị xử phạt hành chính tối đa 1 triệu đồng theo nghị định 167/2013/nđ-cp. sau này, họ trở thành người nghiện rồi mới bị quản lý và quản lý sau cai. tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nếu đã thành người nghiện thì không dễ cai, lúc đó thậm chí có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội.

“trước năm 2009, hành vi sử dụng trái phép chất M* t*y đã được quy định thành một tội trong bộ luật hình sự và có tính răn đe khá cao. tuy nhiên, sau đó, do có sự thay đổi trong nhận thức về hành vi này và coi họ là nạn nhân của tệ nạn M* t*y nên bộ luật hình sự đã bỏ tội danh nêu trên. cùng với đó, trong toàn bộ hệ thống pháp luật không có bất cứ quy định nào về quản lý cũng như giúp đỡ họ từ sớm nên đã dẫn đến gia tăng nhanh chóng thành người nghiện như trong thời gian vừa qua”- đại biểu nguyễn thị thủy nói.

Theo đại biểu nguyễn chiến (đoàn tp hà nội), hiện đang có hai quan điểm: người nghiện M* t*y cần điều trị, chữa trị như người bệnh hoặc bị coi là tội phạm. “quan điểm tôi là cần nghiên cứu sâu nguồn gốc vấn đề" - đại biểu nói. đồng thời cho rằng, người thành niên, có nhận thức đều hiểu M* t*y là chất nhà nước cấm, pháp luật cấm, nếu buôn bán, tàng trữ, sử dụng phải xử lý bằng biện pháp hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc. tuy nhiên, họ vẫn sử dụng M* t*y để tạo ra hoặc trở thành con nghiện. "chúng ta đang có thuật ngữ “sử dụng trái phép chất M* t*y” và “sử dụng trái phép” thì phải có chế tài pháp luật phù hợp để xử lý đối với hành vi này. nếu không coi là tội phạm, hành vi sử dụng trái phép chất M* t*y vẫn phải được xác định là vi phạm pháp luật và xử lý bằng biện pháp hành chính” - đại biểu phân tích nói.

Trong khi đó, đại biểu nguyễn anh trí (đoàn tp hà nội) cho rằng, quan niệm về người nghiện là bệnh nhân hay tội phạm thì phải tùy theo từng hoàn cảnh. trước hết, phải xác định nghiện M* t*y là trạng thái bệnh lý nên họ là bệnh nhân, cần phải được điều trị về thể chất và tâm thần để hết nghiện. song, những người nghiện M* t*y đó có những hành vi phạm tội, khi đó họ phải bị xử phạt như một tội phạm.

Nhiều ý kiến đề nghị, việc quy định rõ các khái niệm và biện pháp pháp luật kèm theo sẽ bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống M* t*y.

Theo Báo Kinh tế & Đô thị

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/su-dung-trai-phep-chat-ma-tuy-nguoi-benh-hay-toi-pham-589369.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY