Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự?

(Tổ Quốc) - Bánh gối hay bánh xếp ở Nam Bộ – một món ăn nhẹ của người Bồ Đào Nha đã du nhập vào Đông Nam Á trong những năm 1500 và trở thành món ăn quen thuộc ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Sự du nhập của văn hóa ẩm thực vào Đông Nam Á

Theo scmp, bánh gối (bánh gối cà ri) là món ăn quen thuộc của người dân các quốc gia đông nam á trong thời gian dài. từ malaysia, singapore đến indonesia, thái lan và việt nam, loại bánh phồng có nhiều loại nhân này đã trở thành món ăn phổ biến với người dân các quốc gia này.

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tại singapore và malaysia, đây là món ăn đường phố nổi tiếng có nhân khoai tây cà ri, thịt gà và các thành phần khác được gói gọn trong vỏ bánh, sau đó được chiên lên thưởng thức.

Người dân anh bản địa ở châu á đã từng nghĩ ra cái tên này (curry puffs) – bánh gối cà ri nhưng những chiếc túi bột đã được chế biến khác biệt tùy thuộc vào khẩu vị ở mỗi quốc gia, vì vậy, món ăn đã có chút thay đổi theo từng quốc gia.

Tổ tiên của loại bánh này là Bồ Đào Nha. Người dân nước này đã làm nhân bánh bằng thịt, cá hoặc rau.

Các thương nhân và nhà thám hiểm bồ đào nha là những người châu âu đầu tiên du nhập vào châu á những năm 1500, xây dựng các khu định cư để kiểm soát việc mua bán gia vị sinh lời ở goa, ấn độ, malacca và ma cao. quá trình này đã gián tiếp ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của các quốc gia châu á. trong một thời gian dài, bánh phồng nhiều nhân đã trở thành món ăn nhẹ khắp châu á.

Chuyên gia ẩm thực và văn hóa bồ đào nha – châu á janet boileau cho rằng những khu định cư nhỏ hơn của người bồ đào nha – không phải thuộc địa nằm ở các thành phố cảng dọc theo các tuyến đường thương mại châu á. ảnh hưởng ẩm thực ở thuộc địa cũ đã lan rộng dọc theo tuyến đường thương mại, món bánh gối là biểu tượng và cũng là di sản hiện diện của người dân bồ đào nha ở châu á.

Thành phần quan trọng nhất trong món bánh gối của người bồ đào nha ở đông nam á là lúa mì. một số người dân đông nam á vào thời điểm đó chưa biết đến loại lúa mì này ngoài trung quốc và ấn độ.

Đặc trưng quốc gia ảnh hưởng đến hương vị ẩm thực

Trang scmp dẫn tin, món bánh gối của người malaysia xuất hiện vào thời điểm các thương nhân bồ đào nha đến quốc gia này. thành phần của bánh gối bao gồm khoai tây, ớt và khoai lang. trong khi đó, malaysia và singapore lại chọn nhân thịt gà, khoai tây, trứng luộc chín, bột cà ri và cá mòi.

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Thời điểm ẩm thực đường phố phát triển cũng là lúc các món ăn có nhiều sáng tạo hơn.

"món bánh gối ở singapore có lớp bánh ngọt béo ngậy được làm từ bơ nhưng nguồn gốc gia vị bánh lại bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của người anh ở singapore. phần nhân có nước cốt dừa và bột cà ri – nguyên liệu địa phương nhưng gia vị lại lấy từ quá trình vận chuyển thương mại", ông jemet boileau, một chuyên gia văn hóa và ẩm thực bồ đào nha – châu á nhận định.

"món bánh gối này du nhập vào indonesia đầu những năm 1600 và ảnh hưởng từ ẩm thực của người tây ban nha", ông fadly rahman – nhà lịch sử ẩm thực và là giảng viên khoa lịch sử và ngữ văn tại đại học padjadjaran của indonesia.

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự? - Ảnh 3.

Bánh gối (hay còn gọi bánh gối cà ri) ở indonesia. ảnh: getty

Theo scmp, việt nam cũng xem bánh gối là món ăn quen thuộc của người dân. ảnh hưởng của ẩm thực bồ đào nha và sự pha trộn truyền thống ẩm thực bản địa từ cuối thế kỷ 16 đã mang đến một món ăn nổi tiếng này cho người dân quốc gia đông nam á này.

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự? - Ảnh 4.

Chiếc bánh trước khi được chiên giòn. Ảnh: Getty

Linh trịnh – một nghiên cứu sinh về lịch sử ẩm thực việt nam tại đại học michigan cho biết sự đồng điệu giữa bánh gối và bánh xếp có ảnh hưởng từ ẩm thực bồ đào nha nhưng quá trình tạo ra chiếc bánh cũng ảnh hưởng một phần từ nghệ thuật chiên giòn của trung quốc. món bánh là sự kết hợp lâu đời của lịch sử ẩm thực châu á và quy định nghiêm ngặt ngay từ thao tác gói bánh đầu tiên".

Sự pha trộn giữa văn hóa và ẩm thực: Món ăn trứ danh Việt Nam bất ngờ vì nguồn gốc thực sự? - Ảnh 5.

Bánh gối Việt Nam. Ảnh: Getty

Nhân bánh có sự kết hợp của thịt heo, cà rốt bào sợi, mì sợi, mộc nhĩ và trứng cút, đôi khi có tôm và đậu xanh. Nước chấm cũng bao gồm nước mắm, đường, muối, dấm, ớt, cà rốt thái mỏng ngâm chua và đu đủ xanh.

"khi bạn thưởng thức chiếc bánh gối chính là lúc bạn có cơ hội cảm nhận ẩm thực lịch sử lâu đời từ nhiều thế kỷ trước và tiếp tục ẩm thực khởi đầu mới của thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. đây là câu chuyện hấp dẫn cho bất kỳ ai quan tâm đến mối liên hệ giữa ẩm thực và văn hóa. điều đó ắt hẳn bạn cũng sẽ nhận ra hương vị của món ăn rất tuyệt vời", ông boileau nhấn mạnh.

Hồng Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/su-pha-tron-giua-van-hoa-va-am-thuc-mon-an-tru-danh-viet-nam-bat-ngo-vi-nguon-goc-thuc-su-20210112164819455.htm)

Tin cùng nội dung

  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY