Dinh dưỡng hôm nay

Súc miệng bằng nước muối - hiệu quả đến đâu?

Mọi người rất hay sử dụng nước muối để súc họng mỗi khi đau họng. Nhưng ít người hiểu rõ về hiệu quả của việc này.

Đau họng và loét miệng là tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người đều dễ gặp phải. Súc miệng nước muối có thể là một cách rẻ tiền, an toàn và hiệu quả để giảm đau và giảm các triệu chứng. Trong khi các hiệu Thu*c và các cửa hàng tạp hóa có bán nước súc miệng có Thu*c và các sản phẩm tương tự, nhưng một số người vẫn thích dùng nước muối súc họng.

Pha nước muối để súc họng, miệng


Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2010 tiến hành với 45 trẻ em để đánh giá tính hiệu quả của nước muối súc miệng đã chỉ ra rằng: những đứa trẻ sử dụng nước muối súc miệng 2 lần mỗi ngày trong 21 ngày đã làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn miệng, so với những đứa trẻ sử dụng giả dược.

Công dụng của nước muối khi súc miệng, họng như sau:

Với đau họng:

Súc miệng nước muối có thể có hiệu quả để điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bềv mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

Với tình trạng loét miệng:

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.


Với dị ứng:

Một số dị ứng, chẳng hạn như sốt cỏ khô, có thể khiến niêm mạc mũi và cổ họng nề, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng bằng nước muối sẽ không ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp giảm bớt một số khó chịu ở cổ họng.

Với nhiễm trùng đường hô hấp:

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang.

Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Với sức khỏe răng miệng:

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nước muối có diệt vi khuẩn không?

Nước muối có thể diệt một số nhưng không phải tất cả, vi khuẩn miệng và họng. Tuy nhiên, dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng. Một khi vi khuẩn được đưa lên bề mặt, sẽ có thể rửa sạch khi nhổ nước muối ra ngoài.

Công thức pha nước muối súc miệng, họng:

ADA đưa ra công thức sau: một nửa muỗng cà phê (muỗng cà phê) muối pha vào 30 ml nước ấm, sau đó lắc cho đến khi tan hết. Có thể thêm baking soda vào dung dịch nước mặn này. Ví dụ:

1 lít nước + 1 muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê baking sod

Cách súc miệng hiệu quả:

- Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả.

- Lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt.

- Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng.

- Rửa xung quanh miệng, răng và lợi.

- Rồi nhổ nước ra.

Bạn hãy cố gắng súc miệng dung dịch nước muối càng lâu càng tốt. Mặc dù dung dịch nước muối an toàn để nuốt, nhưng tốt nhất là nhổ ra.

Để có hiệu quả tối đa, một người nên súc miệng bằng nước muối một hoặc hai lần một ngày.

Những người làm các phẫu thuật nha khoa có thể sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng. Tuy nhiên, trong vài ngày đầu tiên, nên súc miệng rất nhẹ nhàng để ngăn ngừa vảy bong ra và làm theo hướng dẫn từ chuyên gia nha khoa đang điều trị cho họ.

Rủi ro và cân nhắc

Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có những người nên cân nhắc sử dụng:

- Những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác (thận...) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.

- Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị.

- Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ cho họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa.
- Có thể súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp hoặc những người cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.

Theo Bích Đào - VOV

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304cbe3330852b957a9ea7)

Tin cùng nội dung

  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY