Tâm sự hôm nay

Suốt 3 năm chăm sóc mẹ chồng, thế mà ngày em chồng từ nước ngoài về, bà nói một câu khiến tôi phải đưa ra cuốn sổ ghi chép dài 50 trang

Đúng lúc cô em chồng đang tấm tắc khen lòng tốt của vợ chồng tôi với mẹ già, bà làm cho một câu mà khiến bao nhiêu công lao của gia đình tôi đều biến mất.

Mẹ chồng tôi sinh được 4 người con, chồng tôi là con cả, các cô các chú đi làm xa và gia đình ai cũng khá giả.

Từ ngày mẹ chồng già yếu không thể tự làm mọi việc được nên phải sang ở hẳn gia đình tôi để ở cho tiện Biết tính

Tiêu chuẩn bữa ăn của cả gia đình tôi 4 người cộng lại mới bằng một suất ăn của mẹ chồng. Những khi trái gió trở trời, vợ chồng tôi thay nhau xoa bóp cho bà cả đêm. Mỗi khi bà cảm cúm vợ chồng tôi cũng vội vã gọi xe đưa bà vào viện khám và uống Thu*c tốt nhất.

Cứ ngỡ lòng tốt của cả gia đình tôi sẽ được bà và các cô chú ghi nhận. Nào ngờ một ngày cô út từ nước ngoài về chơi, cô ấy hỏi han tình hình sức khỏe của bà rồi về chuyện ăn uống. Trong khi cô ấy đang khen sự tận tụy của vợ chồng tôi với mẹ thì bà làm một câu: "Tất cả cũng chỉ vì tiền, nếu không có tiền chắc gì tôi đã được anh chị đối đãi tốt như vậy?".

Không ngờ công lao chăm sóc 3 năm trời cực nhọc vất vả lại bị phủ nhận. Chồng tôi hiền không nói gì chỉ ngồi như tượng, còn tôi ức nghẹn cổ họng. Tôi đứng bật dậy vào trong phòng ngủ lấy cuốn sổ ghi chép việc chi tiêu đưa em chồng xem.

Tôi bảo tiền các cô chú gửi về, cả gia đình tôi không động vào một xu, tất cả đều là tiền Thu*c thang và ăn uống cho bà. Tôi nói từ ngày mai sẽ không chăm mẹ chồng nữa mà hãy đưa bà về nhà riêng rồi thuê giúp việc để họ chăm chứ tôi không dám kham nữa vì sợ bị cho là bòn rút tiền của.

Các cô chú thấy tôi nói thẳng như thế lại vào hùa với nhau trách tôi là bất hiếu, hẹp hòi đi chấp nhặt với mẹ già. Sau mồi hồi trách móc thì cô út lại nhỏ nhẹ nhờ tôi chăm mẹ nhưng tôi tự ái không muốn nhận việc này. Theo mọi người, tôi có nên nhân cơ hội này mà để mẹ chồng thuê người giúp việc không?

(nguyennhan...@gmail.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/suot-3-nam-cham-soc-me-chong-the-ma-ngay-em-chong-tu-nuoc-ngoai-ve-ba-noi-mot-cau-khien-toi-phai-dua-ra-cuon-so-ghi-chep-dai-50-trang-20200511093940033.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.