Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Suy giãn tĩnh mạch chân - nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh - cơ... qua đó làm chậm việc chẩn đoán và chữa trị bệnh ở các giai đoạn sớm. Người bệnh chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng đau nhức, tê buốt, phù chân... ngày càng nặng hơn; thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám.

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như: yếu tố di truyền, chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn ít rau - trái cây, thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp... thậm chí sử dụng Thu*c ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân...

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. Có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến Tu vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng Thu*c, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẫu thuật. Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng Thu*c. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và suy giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).

Lời khuyên của thầy Thu*cĐể hạn chế suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý: Mang vớ y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn; Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót. Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm; Tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu. Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.Tránh các loại Thu*c Tr*nh th*i có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch); Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu; Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn...Phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ..., hạn chế ăn nhiều thịt và chất bột đường.DS. Tạ Thanh Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-suy-gian-tinh-mach-chan-n139694.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY