Câu hỏi trắc nghiệm y học, dược học hôm nay

Tác nhân gây abscess cơ ở bệnh nhân đái đường: câu hỏi y học

Bệnh nhân này bị viêm cơ mủ một bệnh ngoài da và người bệnh bị suy giảm miễn dịch như là ở người bị đái tháo đường kiểm soát kém hay AIDS

CÂU HỎI

Một người đàn ông bị đái tháo đường kiểm soát kém (HbA1C = 13.3%) than đau vùng đùi và sốt mấy tuần nay. Khám thấy đùi đỏ và ấm với phù cứng. Không có vết loét da. CT đùi phát hiện vài ổ abscess giữa các sợi cơ ở đùi. Các nhà chỉnh hình hội chẩn và chọc hút ở abscess và cấy. Tác nhân gây bệnh nào sẽ gặp sau đây ?

A. Clostridium perfringens.

B. Streptococcus Group A.

C. Bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn.

D. Staphylococcus aureus.

E. Streptococcus milleri.

TRẢ LỜI

Bệnh nhân này bị viêm cơ mủ một bệnh ngoài da và người bệnh bị suy giảm miễn dịch như là ở người bị đái tháo đường kiểm soát kém hay AIDS. Tác nhân gây bệnh thường là S. aureus. Điều trị bao gồm loại bỏ tác nhân, kháng sinh và cải thiện lại tình trạng miễn dịch. C. perfringens gây hoại thư sinh hơi, đặc biệt là những mô thiếu nuôi dưỡng. Nhiễm Streptococcus gây viêm mô tế bào hay nhiễm khu trú, nhưng sự hiện diện của abscess ở bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém nghĩ nhiều tác nhân staphylococcus hơn. Nhiễm nhiều loại vi khuẩn thường trong vết loét đái tháo đường, nhưng ở ca này hình ảnh và khám cho thấy nhiều ổ abscess trong cơ.

Đáp án: D.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tac-nhan-gay-abscess-co-o-benh-nhan-dai-duong-cau-hoi-y-hoc-48348.html)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Ðậu tây có Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết. Ðậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim. Người ta dùng quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người; có thể ăn luộc, thái lát xào. Hạt đậu già dùng hầm thịt, thổi xôi, nấu chè, làm nhân bánh, làm giá. Ðể làm Thu*c, người ta dùng vỏ quả trị thuỷ thũng và đái đường.
  • Theo đông y, dược liệu Chút chít nhăn Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, sát trùng. Thường được dùng làm Thu*c uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da (hắc lào, eczema, nấm tóc). Dùng ngoài trị nhọt ngoan cố, loét ở đùi, bạch đới. Dùng ngoài lấy dịch rễ tươi đắp vào vết loét hoặc nấu nước xông trị bạch đới.
  • Đái tháo đường Do ăn uống thất điều, quá no hay quá đói, ăn nhiều chất béo, ngọt, tinh thần không ổn định, tình chí thất điều làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Các nhân tố gây bệnh thường phối hợp với nhau gây ra những hội chứng bệnh trong bệnh tiêu khát...
  • Một chuyên gia người Mỹ cho biết, ăn gạo nâu và bánh mì có thể giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Nếu có hội chứng chuyển hóa hay bất kỳ thành phần của hội chứng chuyển hóa, thay đổi lối sống tích cực có thể trì hoãn
  • Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến
  • Biểu hiện của bệnh nhân này diễn tiến quá cấp tính để nghĩ đến lao, và vị trí của lao thường ở đốt sống ngực hơn là thắt lưng
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật mới đây, những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối có nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với nhóm không lạm dụng muối.
  • Theo Đông y, dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường là cả một nghệ thuật.
  • Áp-xe có thể phát triển ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Phẫu thuật có thể là cần thiết để dẫn lưu mủ. Bạn cũng có thể cần phải dùng Thu*c kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY