Tai , Mũi , Họng hôm nay

Tai bị chảy nước, phải làm sao?

Năm nay tôi 45 tuổi, gần 1 tháng nay, tôi nghe không rõ, đầu đau, tai bị chảy nước. Tôi bị bệnh gì vậy bác sĩ? (Huynh Ngoc Phu - TP.HCM).
Chào bạn,   Rất có thể bạn bị mất thính giác dẫn truyền - do tổn thương loa tai, ống tai ngoài hoặc tai giữa; trong khi tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh số 8 gây ra mất thính giác cảm giác thần kinh.
 
Mất thính giác được chia làm hai loại là mất thính giác dẫn truyền và mất thính giác cảm giác.

Nguyên nhân gây mất thính giác dẫn truyền thường do: nghẽn ống tai ngoài bởi ráy tai, dị vật, sưng lớp lót ống tai, tịt ống tai, u tân sinh ống tai, thủng màng nhĩ; xơ cứng tai; tràn dịch, tạo sẹo hay u tân sinh trong tai giữa.

Mất thính giác dẫn truyền thứ phát do bị ăn mòn xương con là bệnh hay gặp, bệnh này cần phải phẫu thuật để loại bỏ tổ chức bệnh.

Mất thính giác dẫn truyền có thể phẫu thuật để sửa chữa, trong khi mất thính giác cảm giác thần kinh thì vĩnh viễn. dùng máy trợ thính hiệu quả và dễ chịu đối với bệnh nhân bị mất thính giác dẫn truyền.

Có thể phòng bệnh mất thính giác dẫn truyền bằng cách dùng liệu pháp kháng sinh trong thời gian thích hợp cho bệnh viêm tai giữa cấp tính; dùng phương pháp thông khí tai giữa cho bệnh tràn dịch tai giữa.

 BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-bi-chay-nuoc-phai-lam-sao-n56164.html)

Tin cùng nội dung

  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể làm bạn khó thở. Dịch màng phổi có thể được dẫn lưu nếu cần thiết. Điều trị chủ yếu nhằm vào các nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY