Sơ cấp cứu hôm nay

Cách sơ cứu khi có dị vật trong tai, mũi

Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
sơ cứu khi có dị vật trong lỗ tai

Khi có dị vật trong tai có thể gây đau và giảm thính giác. Thường thì người lớn sẽ biết nếu có vật gì mắc kẹt trong tai, song trẻ nhỏ có thể không nhận biết được điều này. Nếu có vật gì đó mắc trong tai, hãy chú ý làm theo các bước sau: Điều quan trọng đầu tiên và tuyệt đối tránh không được dùng dụng cụ như bông ngoáy tai, dụng cụ lấy ráy tai... để thăm dò tai. Đừng cố lấy dị vật bằng cách thăm dò bằng tăm bông, que hoặc các dụng cụ khác. Làm vậy có thể gây nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong tai và gây tổn thương những cấu trúc mỏng manh của tai giữa. Nếu dị vật mềm, có thể nhìn thấy rõ và có thể gắp ra dễ dàng bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Ngoài ra bạn có thể thử sử dụng trọng lực. Nghiêng đầu về bên tai có dị vật. Đừng đập vào đầu, song hãy lắc đầu nhẹ nhàng theo hướng mặt đất để cố làm cho dị vật rơi ra. Ngoài ra bạn cũng có thể thử sử dụng dầu để lấy những dị vật là côn trùng. Hãy nghiêng đầu sao cho bên tai có côn trùng hướng lên trên. Nhỏ dầu nhờn, dầu ôliu hoặc dầu tắm trẻ em vào trong tai. Dầu cần làm ấm lên, chú ý không bị nóng.

Khi bạn nhỏ dầu vào tai, bạn có thể làm cho dầu chảy vào dễ hơn bằng cách kéo thẳng ống tai. Kéo nhẹ vành tai ra sau và lên trên đối với người lớn, ra sau và xuống dưới đối với trẻ em. Côn trùng sẽ bị ngạt và có thể nổi lên trong dầu. Chú ý không dùng dầu để lấy bất kỳ dị vật nào khác ngoài côn trùng. Không sử dụng cách này nếu nghi ngờ có thủng màng nhĩ, đau, chảy máu hoặc chảy dịch ở tai.

Nếu các phương pháp trên thất bại hoặc người bệnh tiếp tục bị đau ở tai, giảm thính giác hoặc cảm giác có vật gì đó mắc trong tai, hãy đến cơ sở y tế.

Dị vật ở mũi Nếu có dị vật bị kẹt trong mũi, cần tuyệt đối chú ý, không thăm dò mũi bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không cố hít dị vật bằng cách hít vào thật mạnh. Thay vào đó, hãy thở bằng miệng cho đến khi dị vật được lấy ra Thở ra nhẹ nhàng để thử đẩy dị vật ra, nhưng đừng thở mạnh hoặc liên tục. Nếu chỉ một bên lỗ mũi có dị vật, bịt lỗ mũi kia lại bằng cách ấn nhẹ và sau đó thở ra nhẹ nhàng ở bên mũi có dị vật. Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng gắp ra bằng nhíp, nhẹ nhàng lấy nó ra. Không cố gắng lấy dị vật không nhìn được hoặc không dễ gắp. Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ cở y tế nếu các biện pháp trên thất bại.

Mangyte.vn
Theo Thu Na - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-so-cuu-khi-co-di-vat-trong-tai-mui-2453.html)

Tin cùng nội dung

  • Hóc dị vật thực quản ở nguời già là một “T*i n*n” rất thường gặp ở các khoa tiêu hóa trong bệnh viện. Riêng Khoa tiêu hóa – BV. Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, thời gian qua đã tiếp nhận 6 bệnh nhân lớn tuổi bị hóc dị vật thực quản với các nguyên nhân:
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY