Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tai biến mạch máu não - Làm sao phòng tránh?

Tai biến mạch máu não là một trong 10 nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu, chỉ đứng sau nhồi máu cơ tim và ung thư.
Đây là một biến chứng nặng, dễ Tu vong, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm thần và đời sống người bệnh. Các di chứng tàn phế trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

tai biến mạch máu não là gì?

tai biến mạch máu não (TBMMN) là một tổn thương ở não, nguyên nhân do mạch máu não bị vỡ hoặc bị bít tắc. TBMMN có các dạng chính là chảy máu não, chảy máu màng não, nhũn não, hoặc phối hợp các loại.

Chảy máu não: Do vỡ các động mạch cấp máu cho não, liên quan với tình trạng tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch máu não.

Nhũn não: Do một nhánh động mạch não bị bít tắc. Nguyên nhân bít tắc mạch máu não có thể do mảng xơ vữa, cục máu đông từ xa bắn tới. Nhũn não do mảng xơ vữa chủ yếu xảy ra ở các mạch máu lớn (động mạch cảnh trong, động mạch sống, động mạch nền) song cũng xảy ra ở các động mạch não nhỏ và vừa ở bất kỳ vùng nào. Thương tổn lúc đầu chỉ là mảng xơ vữa gây hẹp dần lòng mạch, từ đó tạo thành huyết khối, sau cùng gây tắc mạch. Huyết khối đôi khi hình thành mới dù không có xơ vữa từ trước gặp ở bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu.

Ai hay bị tai biến mạch máu não?

TBMMN thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Lứa tuổi mắc bệnh là trung niên hoặc cao tuổi. Tuổi của những bệnh nhân TBMMN liên quan đến tăng huyết áp hay xơ vữa động mạch thường lớn hơn các bệnh nhân TBMMN do bệnh lý van tim.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị TBMMN bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý van tim, nhất là khi có rối loạn nhịp tim kèm theo.

TBMMN xảy ra ở bất kỳ giờ nào trong ngày và bất cứ mùa nào trong năm, song thường xảy ra 1-10 giờ sáng và vào các tháng nóng nhất (tháng 7, 8) hay lạnh nhất (tháng 12).

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu điển hình của TBMMN là đi lại khó khăn. Ngoài ra, có thể thấy chóng mặt, mất cân bằng, mất định hướng; nói ngọng hoặc khó nói, không nói được; Có thể có cảm giác lẫn lộn, không hiểu người khác nói gì; yếu, tê bì vùng mặt, tay, chân (triệu chứng tê yếu có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt quan trọng nếu xuất hiện ở một bên cơ thể. Cố gắng giơ cao hai tay cùng lúc, nếu một tay rớt xuống, điều đó gợi ý bạn bị TBMMN); đôi khi, triệu chứng yếu nửa người chỉ xuất hiện kín đáo, nhưng người bệnh bị méo miệng khi cười, nói; đau đầu; có thể có buồn nôn, nhìn mờ, mất ý thức.

Các biểu hiện thường xuất hiện đột ngột. Trường hợp nặng nhất, người bệnh thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... Có bệnh nhân không hề có biểu hiện tê hoặc đau nào mà đột ngột đi vào hôn mê.

Cần lưu ý thời điểm xuất hiện triệu chứng, vì thời gian từ lúc bị bệnh đến lúc gặp nhân viên y tế có thể quyết định hướng điều trị của bác sĩ.

Làm sao xử trí?

TBMMN là một tình trạng cấp cứu. Khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện yếu, liệt mặt, khó nói, nhiều người tưởng lầm bệnh nhân bị trúng gió và đè ra đánh gió, bắt uống nước chanh. Điều này rất không nên do vùng hầu họng đã bị liệt nếu bắt bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp thêm nữa và làm chậm trễ thời gian đưa đến bệnh viện.

Đối với người bị TBMMN não thời gian là vàng. Xử lý đúng nhất là gọi ngay xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Càng đến bệnh viện muộn, nguy cơ tổn thương não càng cao. Để tối ưu hiệu quả điều trị, tốt nhất là được điều trị ở bệnh viện trong vòng 3 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Khi di chuyển bệnh nhân nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang 1 bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu người thân của bạn bị TBMMN, hãy ở cùng người đó và theo dõi chặt chẽ, trong lúc chờ xe cấp cứu.

Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe, khi đến bệnh viện chân bên liệt của bệnh nhân bị chấn thương chảy máu.

Điều trị như thế nào?

Điều trị cấp cứu

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được bác sĩ khám. Thầy Thu*c sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI sọ não sớm nhất có thể. Thăm dò này giúp chẩn đoán phân biệt tình trạng chảy máu não với tình trạng tắc mạch não (nhũn não). Điều này rất quan trọng, vì xử trí trong hai trường hợp là hoàn toàn khác biệt.

Nếu người bệnh được chẩn đoán là nhũn não và đến bệnh viện trong vòng 4 giờ rưỡi kể từ sau khi xuất hiện triệu chứng, thầy Thu*c sẽ dùng Thu*c làm tan cục máu đông, dẫn đến phục hồi dòng chảy mạch máu não, qua đó cứu sống những vùng não bị ch*t do thiếu oxy tạm thời.

Điều trị lâu dài

Thu*c chống ngưng tập tiểu cầu

Tiểu cầu là những thành phần nhỏ trong máu, là nhân tố quan trọng của quá trình đông máu. Thầy Thu*c sẽ sử dụng Thu*c chống ngưng tập tiểu cầu trong trường hợp nhũn não. Thu*c hạn chế hình thành cục máu đông trong lòng mạch, ngăn ngừa những cơn đột quỵ có thể xuất hiện về sau. Aspirin (với liều thấp) là Thu*c chống ngưng tập tiểu cầu phổ biến nhất. Ngoài ra, một loại Thu*c khác cũng có thể được sử dụng là clopidogrel.

Nếu người bệnh không thể tự uống Thu*c, các nhân viên y tế sẽ đặt một ống thông để truyền thức ăn và Thu*c vào dạ dày.

Điều trị rung nhĩ

Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong buồng tim, cục máu đông bắn lên não sẽ gây TBMN. Nếu người bệnh bị rung nhĩ, thầy Thu*c sẽ sử dụng Thu*c chống đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thu*c chống đông phổ biến nhất là warfarin.

Điều trị hẹp động mạch cảnh

Người bị hẹp động mạch cảnh có nguy cơ đột quỵ cao. Nguyên nhân của hẹp động mạch cảnh thường do mảng xơ vữa. Nếu hẹp nhiều mạch cảnh, thầy Thu*c có thể tiến hành thủ thuật nong hoặc đặt stent động mạch cảnh, hoặc tiến hành phẫu thuật bóc tách mảng xơ vữa.

Điều trị xuất huyết não hay xuất huyết dưới nhện

Trong trường hợp xuất huyết nhiều, thầy Thu*c có thể chỉ định phẫu thuật để lấy huyết khối trong não. Đôi khi, phẫu thuật cũng được chỉ định để giảm áp lực trong sọ của người bệnh.

Các biện pháp tập phục hồi chức năng

Ngay sau khi tình trạng TBMMN ổn định, người bệnh sẽ được khuyên vận động sớm và bắt đầu các chương trình tập phục hồi chức năng. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ tắc mạch do huyết khối tĩnh mạch.

Mục đích của liệu trình phục hồi chức năng là tối ưu hóa hoạt động thường ngày của người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống sau TBMMN. Chương trình trị liệu bao gồm phục hồi chức năng vận động, phục hồi chức năng ngôn ngữ, chế độ ăn... Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ thay đổi hẳn tiên lượng của người bệnh sau TBMMN.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Có thể giảm nguy cơ TBMMN bằng cách dự phòng tình trạng xơ vữa mạch máu bằng cách:

Tăng cường tập thể dục, làm việc vừa sức, giảm cân, không ăn nhiều mỡ béo, nhiều chất bột, đường. Nên ăn nhiều rau, củ, trái cây.

Bỏ Thu*c lá, Thu*c lào vì các hoạt chất trong Thu*c lá có thể gây tổn thương thành mạch, dẫn đến xơ vữa và hẹp mạch máu. Bỏ Thu*c lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện TBMMN.

Theo dõi huyết áp định kỳ (mức lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80mmHg). Khi đã được phát hiện tăng huyết áp phải uống Thu*c đều hàng ngày theo đơn Thu*c của bác sĩ và đi khám lại định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh chữa tăng huyết áp theo kiểu khi nào thấy mệt hoặc nhức đầu mới uống Thu*c.

Nếu bị đái tháo đường, phải ăn uống theo chế độ của người đái tháo đường, không ăn đường, giảm tinh bột, ăn nhiều rau, đủ đạm, ít béo, chia nhỏ bữa ăn, uống hoặc tiêm Thu*c theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tái khám và xét nghiệm máu định kỳ.

Chữa tăng cholesterol máu, ngừng uống rượu, điều trị bệnh tim nếu có.

ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tai-bien-mach-mau-nao-lam-sao-phong-tranh-n138125.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng là tai biến rất thường gặp ở người cao tuổi do tăng huyết áp, vữa xơ động mạch…
  • TBMMN (hay gọi là đột quị) là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần.
  • Đột tử là ch*t đột ngột, gặp không chỉ ở người cao tuổi mà ngay cả ở người tuổi chưa cao và phần lớn là những người có bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chức năng thần kinh vận động não.
  • Bố tôi bị tai biến đang được điều trị tại bệnh viện, hiện chuẩn bị được về nhà để phục hồi chức năng. Vậy xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn như thế nào cho phù hợp.
  • Khi bị ngạt mũi rất ít người nghĩ tới chuyện đi khám bệnh ngay mà thường mua Thuốc về nhỏ hoặc xịt mũi.
  • Chính vì nghĩ rằng Thuốc nhỏ mũi chỉ cho tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu đã có không ít người lạm dụng dẫn đến tai biến do Thuốc.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte! Bố em bị tai biến và được chỉ định tập vật lý trị liệu. Mangyte có thể tư vấn giúp em nên đưa bố em đi tập ở đâu là tốt nhất tại Bình Dương được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (Đỗ Thị Linh - dolinh...@yahoo.com.vn)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY