Bạn có bao giờ gặp tình huống chóng mặt khi đứng dậy đột ngột hay chưa? Vậy liệu điều này có hại gì không và làm sao để khắc phục tình trạng này nhằm đảm bảo sức khỏe tốt, tránh các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra? Hãy cùng tìm hiểu và xây …
Bạn có bao giờ gặp tình huống
chóng mặt khi đứng dậy đột ngột hay chưa? Vậy liệu điều này có hại gì không và làm sao để khắc phục tình trạng này nhằm đảm bảo sức khỏe tốt, tránh các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra? Hãy cùng tìm hiểu và xây dựng các thói quen tốt ngay dưới đây nhé!Trước hết, giải thích cho hiện tượng bị chóng mặt ngay sau khi đứng dậy sau 1 thời gian ngồi lâu chính là hậu quả của việc lưu thông máu kém.
Máu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong cơ thể: vận chuyển khí oxy, dưỡng chất, chất bài tiết và các chất quan trọng khác tới khắp nơi trong cơ thể, nuôi dưỡng các tế bào và toàn thân. Những việc làm dưới đây sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
Tắm từ ngoài rìa cơ thể rồi dần vào tim
Đây là cách tắm khoa học. Bạn nên tắm từ phía dưới lên trên. Đầu tiên, hãy kỳ cọ chân, rồi tới tay, cuối cùng mới là phần thân người. Cách này sẽ giúp điều hóa máu về tim, rồi máu lại được tim bơm đi khắp cơ thể.
Khi cảm thấy chóng mặt, hoa mắt vì mệt hay vì mất máu đột ngột...
Hãy ngồi xuống ngay lập tức. Chóng mặt, hoa mắt là dấu hiệu thiếu máu lên não bộ, khiến cho hệ thần kinh làm việc kém hiệu quả. Điều này khiến chúng ta mất tập trung và có cảm giác muốn xỉu. Lúc này, ngồi trong tư thế ngồi xổm sẽ siết các cơ chân, ép chặt mạch máu không cho nó chảy xuống phía dưới và dồn nhiều hơn về tim, não. Đây là cách khắc phục tình trạng này tức thời. Sau đó, hãy ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi.
Không được thay đổi tư thế quá nhanh
Cụ thể ở đây là bạn không nên đứng phắt dậy khi đang nằm hay đang ngồi. Vì lúc này, máu sẽ nhanh chóng bị tác động bởi lực hút trái đất và chảy 1 mạch xuống phần thân người phía dưới, làm cho các mạch máu ở não bị thiếu máu cục bộ, dẫn tới choáng váng.Cách tốt nhất là khi đang nằm lâu, hãy từ từ ngồi dậy trong chốc lát, rồi mới bắt đầu đứng dậy. Còn ngồi thì từ từ đứng dậy nhé.
Nếu không muốn bị cảm giác tê làm cho khó chịu
Thì bạn nên đặt các bộ phận trên cơ thể ở đúng vị trí của nó. Các mạch máu của chúng ta có cấu tạo các van giúp máu lưu thông ngược dòng khi cơ thể xuôi chiều TỰ NHIÊN - phần đầu ở trên cùng và dần xuôi xuống phần chân.Ví dụ nếu trong khi ngủ để tay trên bụng hay gác chân lên bàn/ghế cao... thì máu không đủ áp lực để bơm xuống các bộ phận này, khiến cho bị tê.
Không uống quá nhiều nước trong 1 lần
Chúng ta được khuyên nên uống nhiều nước mỗi ngày, nhưng uống quá nhiều nước trong 1 lần lại là chuyện khác. Vì rất nhanh sau khi uống (khoảng vài phút), nước sẽ được hấp thu vào dòng máu, làm cho máu bị loãng.Nếu bị loãng ở 1 mức nhất định sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng nếu quá nhiều nước sẽ gây máu quá loãng, khiến cho khí oxy không được vận chuyển tới các cơ quan, trong khi đó khí CO2 và chất độc vẫn còn ở trong cơ thể, khiến cho các tế bào hoạt động kém hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Bạn có biết vì sao các vận động viên, người tập thể dục thể thao thường xuyên thường có làn da đẹp không? Đơn giản vì họ vận động thường xuyên, giúp cho các dòng máu được tuần hoàn liên tục, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Nguồn: Internet.